9 Gói thầu 16: Xây dựng Bến Xuất + kè bờ tràm nghiền Phú
2.3.2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư của công ty trong giai đoạn thực hiện đầu tư, đặc biệt việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản,
giai đoạn thực hiện đầu tư, đặc biệt việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chống thất thoát vốn trong quá trình đầu tư và xây dựng
Quản lý đầu tư trong giai đoạn thực hiện đầu tư có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả hoạt động đầu tư của công ty. Chất lượng công trình đầu tư tốt hay xấu, tình hình lãng phắ vốn hay tiết kiệm, thời gian đầu tư rút ngắn hay kéo dàiẦ đều do quá trình quản lý đầu tư trong giai đoạn này quyết định và do đó, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động đầu tư theo dự án cũng như hiệu quả hoạt động đầu tư của Công ty. Trong số các hạn chế của tình trạng đầu tư giảm sút, như phân tắch ở phần 1.3.3, có nhiều nguyên nhân xảy ra trong giai đoạn thực hiện đầu tư. Đó là tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, đầu tư không trọng tâm, trọng điểm, tình trạng quản lý vốn lỏng lẻo, không tuân thủ những nguyên tắc quản lý đầu tư và xây dựngẦ Do vậy, để khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý đầu tư ở giai đoạn thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển, Công ty cần phải:
Thứ nhất, nhanh chóng chấm dứt tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, không đồng bộ. Một trong những đặc điểm cơ bản của vốn đầu tư phát triển là vốn chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi được tập trung tới một mức độ nhất định. Khi qui mô vốn nhỏ bé lại bị chia xẻ cho quá nhiều dự án, các công trình đều thi công dở dang, máy móc thiết bị chậm đưa vào sử dụngẦHậu quả tất yếu là, hiệu quả đầu tư của từng dự án cũng như của công ty bị giảm sút. Do vậy, để nâng cao được hiệu quả hoạt động đầu tư của dự án cũng như hiệu quả đầu tư của công ty, cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ thi công, tìm đủ nguồn vốn, đáp ứng yêu cầu và tiến độ đầu tư, nhanh chóng đưa công trình, máy móc thiết bị vào hoạt động. Đồng thời, để chấm dứt tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, cần thiết phải khắc phục từ khâu kế hoạch phân bổ vốn đầu tư đến công tác bố trắ vốn thực tế trong công ty.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả hoạt động mua sắm máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị thường chiếm tỷ trọng vốn lớn trong tổng vốn đầu tư của dự án. Tiết kiệm khoản chi tiêu mua máy móc thiết bị, đặc biệt, lựa chọn được công nghệ thiết bị phù hợpẦ là những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của công ty. Việc mua máy móc thiết bị cần gắn với việc chuyển giao công nghệ.. Hiện nay nhiều máy móc thiết bị đã phổ cập tin học trong việc vận hành. Do trình độ tin học và điện tử của công nhân Việt Nam quá yếu nên cũng có trường hợp, công ty mua được thiết bị hiện đại nhưng lại đắp chăn để đấy, vì không cso người biết vận hành, hoặc khi máy hỏng không biết sửa chữa. Do vậy, trước mắt, đối với những thiết bị hiện đại mà công nghệ nước nhà chưa thể tiếp nhận được, thì công ty nên mua cả phần chuyển giao công nghệ, hoặc sản xuất chế tạo những chi tiết lẻ để thay thế bộ phận hỏng hóc, kéo dài tuổi thọ công nghệ, thiết bị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả vốn đầu tư. Bên cạnh đó, công ty cần tổ chức và nghiên cứu kỹ thị trường công nghệ nhằm lựa chọn được công nghệ thắch hợp, do đó, sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty. Yếu tố giá cả, chất lượng và nguồn gốc xuất xứ cũng như mục đắch sử dụng của công nghệ luôn phải được quan tâm.
tổ chức quản lý dự án chủ yếu: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án, Chủ nhiệm điều hành dự án và Chìa khóa trao tay. Đối với mỗi dự án đầu tư, tùy theo trình độ và năng lực quản lý của công ty mà lựa chọn một phương thức quản lý dự án cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty. Với những dự án xây dựng mới hoặc cải tạo các khu văn phòng, xắ nghiệpẦ công ty có thể áp dụng hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án hoặc Chủ nhiệm điều hành dự án. Còn với những dự án đầu tư mới hoặc nâng cấp máy móc thiết bị, công nghệ thì công ty nên áp dụng hình thức Chìa kháo trao tay.
Thứ tư, công ty cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khối lượng công việc thực hiện, giá trị công trình, giám sát kỹ thuật, tiến độ thi công, chất lượng công trìnhẦ Đồng thời ngay sau khi dự án đã được bàn giao, công ty nên tiến hành đánh giá sau dự án nhằm xác định lại các thông số kỹ thuật thực tế so với lý thuyết, xác định những sai lệch, thiếu sót; từ đó xác định trách nhiệm trong các lĩnh vực quản lý, đánh giá lại kết quả thực tế và đề ra những điều chỉnh cần tiết cho quá trình vận hành, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.