Nguyên tắc và yêu cầu xử lý nước thải y tế:
Nước thải y tế phải được xử lý trước khi thải ra lưu vực. Tiêu chuẩn áp dụng là TCVN6772-2000.
Bảng.4- Tiêu chuẩn và yêu cầu một số chỉ tiêu nước thải bệnh viên:
Nguồn nước thải hoạt động chuyên môn của các cơ sở y tế Trạm xử lý nước thải bệnh viện Hệ thống nước thải chung Nước mưa chảy tràn Nước sinh hoạt
(Nguồn :Môi trường bệnh viện- Cục bảo vệ môi trường )
Các phương pháp xử lý nước thải y tế có thể phân loại theo bản chất của phương pháp hoặc theo chức năng cửa phương pháp. Theo bản chất của phương pháp có 2 nhóm :
Các phương pháp hóa lý:
Các phương pháp chắn rác : Dùng các ghi bằng sắt hoặc bê tông có khe thông thoáng từ 2-5m m đủ để chắn rác thô.
Phương pháp loại cặn cơ học: Kênh bể lắng cát thường được bố trí trong hệ thống xử lý hoặc làm hại các cơ cấu chuyển động phía sau. Thường các thông số thiết kế phải tính sao cho có thể loại được cát có kích thước tới 0.15m m tương ứng với tốc độ thủy lực là 13.2mm/s.
Cyclon thuy lực : Được dùng trong trường hợp tách các loại cặn cơ học có kích thước 5-5000 µm.
Lưới lọc:Dùng tách cặn cơ học, rong rêu trong trường hợp xử lý nước thải bệnh viện thường được chế tạo bằng thép không rỉ, hợp kim đồng Niken hoặc Polieste có kích thước lỗ 5-500 µm.
Bể điều hòa: Nước thải có lưu lượng và mức ô nhiễm không đều và không đồng nhất theo thời gian, để ổn định chế độ làm việc chohệ thống xử lý cần ổn định nước thải đầu vào cả về lưu lượng và mức độ ô nhiễm
STT Chỉ tiêu Đơn vị TCVN 6772-2000 1 SS mg/l 50 2 COD, mg/l mg/l 100 3 BOD5,mg/l mg/l 30 4 NH4,mg/l mg/l 1 5 Tổng N, mg/l mg/l 60 6 Tổng P, mg/l mg/l 6 7 pH - 5-9 8 Coliform,VK/100ml Vk/ 100ml 1000
bằng các bể chứa có dung tích được thiết kế tính toán cho cả trường hợp lưu lượng tối đa và tôi thiểu.
Phương pháp làm thoáng: Làm thoáng tự nhiên có ứng dụng hạn chế trong xử lý nước ngầm nhiễm sắt hoặc mangan, nhưng ở mức độ nhất định có khả năng làm giảm một số chất tan có khả năng bay hơi cao như CO2+, H2S, các chất khí cácbua hyđro mach ngắn.
Phương pháp nhiệt: Dùng trong trường hợp chưng cất nhằm mục đích tận thu các chất đắt tiền trong nước thải công nghiệp hoặc nước thải y sinh học .
Phương pháp oxy hóa :Dùng các tác nhân oxy hóa khác nhau như không khí, oxy,clo các hợp chất chứa clo,ozon,KMnO4..Đặc biệt là kỹ thuật sử dụng clo hay hợp chất chứa clo còn dùng rộng rãi trong khử trùng xử lý nước thải bệnh viện.
Kỹ thuật hấp phụ: Là kỹ thuật xử lý các chất hữu cơ hòa tan gây ra màu lạ, thường người ta dùng than hoạt tính. Than hoạt tính có thể đưa vào sau công đoạn tạo bông hoặc bố trí trước khi thải ra dưới dạng cột hấp phụ hay bể hấp phụ.
Tuyển nổi:Kỹ thuật tuyển nổi thường được áp dụng trong trường hợp tách các chất lỏng nhẹ hơn nước ra khỏi nuớc.
Lọc: Kỹ thuật lọc thường được thực hiện sau bước keo tụ và lắng.
Nhóm phương pháp vi sinh:
Xử lý hiếu khí cặn lơ lửng: Nước sau khi được chỉnh tới pH thích hợp, thêm N,P vào nếu cần sao cho tỷ lệ hữu cơ theo chỉ số BOD5/N/P=100/5/1 là thích hợp.
Bể phốt: Là bể thổi khí, quá trình sục khí phản ứng được thực hiện trong bồn, cặn lơ lửng được lắng tiếp theo. Trong bể xảy ra các quá trình sinh học, các vi khuẩn ái khí nhân lên và phát triển rất mạnh, trong điều kiện
đủ oxy, đủ chất dinh dưỡng là các hợp chất hữu cơ có trong nước thải, với đặc điểm sinh lý, dinh dưỡng của vi khuẩn mỗi ngày một còn có thể chuyển hóa một lượng thức ăn gấp 40 lần trọng lượng tế bào vi khuẩn nên hợp chất hữu cơ bị phân hủy và giảm thiểu rất nhanh.
Xử lý hiếu khí cặn cố định:Lớp vi sinh được nuôi cấy trên các vật liệu mang cò bề mặt càng phát triển càng tốt.
Lọc sinh học :Cấu tạo tương tự bể lọc cát nhưng có bố trí luồng khí thổi từ dưới lên, vật liệu lọc thô hơn để tăng diện tích giá thể bám.
Bể lọc nhỏ giọt: Nước thải được rải đều và phân bố trên toàn bộ bề mặt lớp vật liệu lọc bằng một cơ cấu lọc nhỏ giọt.
Xử lý yếm khi căn lơ lửng : Ưu điêm của phương pháp này : • Chịu được nồng độ hữu cơ cao(BOD5 từ 1500-15000 mg/l) • Lượng bùn thải ít
• Chi phí vận hành thấp thậm chí còn đem lại hiệu quả kinh tế cao
Xử lý yếm khí cặn cố định: Lớp vi sinh được cố định trên hạt vật liệu xốp và được tuần hoàn từ trên xuống dưới nhờ hệ thống bơm.
Hồ sinh học: Có thể dùng các ao hồ đủ rộng để xử lý nước thải y tế. Nếu hồ nông và có độ sâu trung bình <0.7m thì quá trình xảy ra là hiếu khí. Nếu hồ có độ sâu hơn thì phía trên là quá trình phân hủy hiếu khí, phía dưới là quá trình phân hủy kỵ khí.
2.4.3.- Khí thải .
Một số thiết bị được lắp đặt thêm hệ thống xử lý khí thải. Tùy thuộc thành phần rác đem đốt như rác có PVC, plastic, những loại mà trong thành phần khi cháy có chứa nhiều Cl, NO, SOx có thể tạo thành acid HOCl, HCl, HNO3 do vậy các chất này cần được xử lý sơ bộ để không gây ô nhiễm thứ cấp.
Lò đốt đa vùng thường cấu tạo hai buồng đốt sơ cấp hay nhiệt phân và buồng đốt thứ cấp hay buồng oxy hóa với nhiều giai đoạn cháy khác nhau ở cả trong hai buồng đốt :
Buồng đốt sơ cấp gồm hai diễn biến :
Giai đoạn 1 : Chất thải rắn được sấy khô
Giai đoạn 2 : Cháy và khử khí (cácbon hóa)
Buồng đốt thứ cấp gồm 3 diễn biến:
Giai đoạn 1 : Phối trộn
Giai đoạn 2 : Đốt cháy khử khí
Giai đoan 3 : Oxy hóa hoàn toàn
Sự cân bằng năng lượng giữa hai buồng đốt này là vấn đề quan trọng nhất, chúng phải có nội thất, kích cỡ phù hợp để thực hiện một mức độ nạp chất thải nhất định trong mỗi buồng đốt. nếu qúa nhiều năng lượng được tạo ra trong buồng đốt chính thì khí cháy tạo ra sẽ tăng lên và dẫn đến tốc độ cao hơn.
Thiết bị xử lý và làm mát khí thải:
Trong những trường hợp đặc biệt có yêu cầu rất cao về kiểm soát ô nhiễm thứ cấp kiểm soát chất lượng khói thải, lò đốt được trang bị them hệ thống xử lý khói thải. Công nghệ xử lý tiên tiến hiện nay thường có hai phương pháp xử lý : Xử lý khô và xử lý ướt.
Xử lý khô :
Phương pháp này sử dụng hóa chất ở dạng bột như CaO để trung hòa các chất ô nhiễm trong khí thải, và một túi lọc ( lọc sợi hoặc lọc tĩnh điện) để loại bỏ các muội và bụi.
Trước khi xử lý, khói thải được làm mát đến nhiệt độ 170-2500 C theo nguyên lý trao đổi nhiệt “ không khí- Khói thải” hoặc “ Nước – Khí thải”. Ở giai đoạn này có thể kết hợp thu hồi nhiệt để sử dụng. sau đó phun vôi trực tiếp vào dòng khí thải, vôi sẽ phản ứng với các khí hơi axít để tạo muối trơ. Các muối này
cùng với tro và bụi bị bộ lọc giữ lại. Phương pháp xử lý khô đơn giản, kinh tế và đạt hiệu quả cao.
Xử lý ướt:
Khí thải sau khi ra khỏi buồng đốt sau đi vào khu vực trung hòa và tháp lọc, dung dịch lỏng (sođa) được phun trực tiếp vào dòng khí để hấp phụ loại bỏ các chất ô nhiễm như SOx, HCl, OCl, halogen … và các kim loại nặng, kể cả thủy ngân. Đồng thời khí thải được làm mát tới nhiệt độ 700C, sau đó hút bằng quạt gió dẫn tới ống khói.
Hiệu quả của phương pháp ướt cực kì cao, trị số phát tán ô nhiễm thứ cấp vào môi trường rất thấp. Tuy nhiên phương pháp này khá phức tạp và chi phí đầu tư vận hành cao.
Mặc dù hiệu quả xử lý cao nhưng phương pháp xử lý ướt còn sinh ra một số nhược điểm rất lớn là dung dịch hóa chất sau khi xử lý sẽ là nguồn gây ô nhiễm ở dạng lỏng.