Đặc điểm nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH phân phối Bình Minh (Trang 30 - 38)

Nguồn nhân lực của huyện Mỹ hào tương đối dồi dào. Nguồn lao động không ngừng tăng qua các năm: năm 2001 là 34664 người chiếm 42,6% so với tổng dân số và đến năm 2002 là 35245 người chiếm 42,9%, năm 2003 là 35855 người chiếm 43,2%; năm 2004 là 36464 người chiếm 43,5%; năm 2005 là 37079 người chiếm 43,8%. Tình hình tăng nguồn nhân lực của huyện Mỹ Hào đều qua các năm và chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng dân số. Điều này chứng tỏ nguồn nhân lực của huyện Mỹ Hào là rất dồi dào đòi hỏi phải tạo nhiều việc làm cho nguồn nhân lực này.

Trong đó lao động có khả năng lao động chiếm tỷ lệ rất lớn (trên 95%) và tăng qua các năm nhưng lao động không có khả năng lao động vẫn còn rất nhiều mặc dù đang có xu hướng giảm. Lao động ngoài độ tuổi lao động nhưng có tham gia lao động còn nhiều và vẫn tăng qua các năm. Những lao động ngoài độ tuổi lao động là lao động dưới và trên độ tuổi lao động. Điều này chứng tỏ đời sống của nhân dân huyện Mỹ Hào vẫn còn gặp nhiều khó khăn và trẻ em, người già vẫn phải tham gia vào lao động để tăng thêm thu nhập cho gia đình, đây cũng là một khó khăn của huyện Mỹ Hào. Một đặc

điểm đáng chú ý là lao động của huyện Mỹ Hào tăng dần qua các năm: năm 2003 là 3986 người, năm 2004 là 4501 người và đến năm 2005 con số này là 5170 người. Điều này chứng tỏ huyện Mỹ Hào luôn chú trọng việc đào tạo nghề cho người lao động và lực lượng lao động của huyện ngày càng có chất lượng cao.

Bảng 2.2: Tình hình lao động của huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001 - 2005

ĐVT: người

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005

Tổng dân số 81.343 82.156 82.997 83.827 84.655 Lao động trong độ tuổi 34.664 35.245 35.855 36.464 37.079

% so với dân số 42,6 42,9 43,2 43,5 43,8

Trong đó:+ Lao động có khả năng lao động

33.749 34.434 35.138 35.844 36.522 % so với lao động trong

độ tuổi

97,4 97,7 98,0 98,3 98,5

+Lao động không có khả năng lao động

915 811 717 620 557

Ngoài tuổi lao động nhưng có tham gia lao động

5.465 5.500 5.595 5.610 5.637

Lao động qua đào tạo 3.291 3.525 3.986 4.501 5.170 Tổng nguồn lao động có

khả năng lao động

39.214 40.745 41.450 42.074 43.652

(Báo cáo chương trình việc làm huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001-2005)

Qua các số liệu trên cho thấy tổng nguồn có khả năng lao động của huyện Mỹ Hào là rất lớn và tăng dần qua các năm. Do đó nhu cầu được làm việc của lượng lao động này là rất cao và phải cần có một chương trình tạo việc làm phù hợp.

*Về chất lượng lao động của huyện Mỹ Hào:

Mặc dù lực lượng lao động của huyện Mỹ Hào đã được nâng cao về chất lượng qua các năm nhưng vẫn còn thấp.

Về trình độ văn hoá : Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005 thì trong huyện Mỹ Hào không có lao động chưa biết chữ. Số lượng lao động có trình độ tiểu học có xu hướng giảm trong 5 năm, từ 5026 người (năm 2001) xuống thành 3819 người (năm 2005). Các đối tượng lao động có trình độ tiểu học chủ yếu là những lao động có độ tuổi cao và những lao động trên độ tuổi lao động. Đối tượng này do điều kiện học tập trước đây không được chú trọng và cũng do điều kiện kinh tế khó khăn.

Bảng 2.3: Trình độ văn hoá của người lao động ở huyện Mỹ Hào giai

đoạn 2001 - 2005 Chỉ tiêu Năm Số lao động trong độ tuổi Trình độ tiểu học Trình độ THCS Trình độ THPT Số lượng (đv: người) % so với lao động trong độ tuổi Số lượng (đv: người) % so với lao động trong độ tuổi Số lượng (đv: người) % so với lao động trong độ tuổi 2001 34.664 5.026 14,5% 17.679 51% 11.959 34,5% 2002 35.245 4.758 13,5% 18.151 51,5% 12.336 35% 2003 35.855 4.374 12,2% 18.752 52,3% 12.729 35,5% 2004 36.464 4.011 11% 19.277 52,7% 13.236 36,3% 2005 37.079 3.819 10,3% 19.652 53% 13.608 36,7%

(Báo cáo tình hình lao động huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001 - 2005)

Số lao động có trình độ THCS vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số lao động trong độ tuổi (trên 50%) và tăng dần qua các năm. Lao động tốt nghiệp THPT tăng nhanh và ngày càng chiếm một tỷ lệ lớn trong số lao động trong độ tuổi : năm 2001 là 11959 người và đến năm 2005 là 13608 người. Điều này chứng tỏ trình độ văn hoá của người lao động của người lao động ở huyện Mỹ Hào ngày càng được nâng cao, đó là điều kiện đầu tiên để nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động.

Về trình độ chuyên môn : Tổng số lao động có trình độ chuyên môn của huyện Mỹ Hào không ngừng tăng qua các năm, cụ thể qua bảng số liệu sau :

Bảng 2.4 : Trình độ chuyên môn của người lao động ở huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001 - 2005 Chỉ tiêu Số lao động có chuyên môn Trên ĐH Đại học CĐ + TH CNKT, NVNV có chứng chỉ SL (đv: người) % so với LĐ trong độ tuổi SL (đv: người) SL (đv: người) % so với LĐ trong độ tuổi SL (đv: người) % so với LĐ trong độ tuổi SL (đv: người) % so với LĐ trong độ tuổi 2002 2.890 8,2% 06 458 1,3% 1.269 3,6% 1.163 3,3% 2003 3.048 8,5% 07 484 1,35% 1.309 3,65% 1.219 3,4% 2004 3.172 8,7% 07 518 1,42% 1.349 3,7% 1.287 3,53% 2005 4.311 9,2% 08 537 1,45% 1.390 3,75% 1.335 3,6%

(Báo cáo tình hình lao động huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001-2005)

Năm 2002 là 2890 người chiếm 8,2% so với lao động trong độ tuổi; năm 2003 là 3048 người chiếm 8,5%; năm 2004 là 3172 người chiếm 8,7%; đặc biệt đến năm 2005 thì lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao tăng nhanh, số lượng lao động có trình độ chuyên môn là 3411 người chiếm 9,2% so với số lao động trong độ tuổi. Điều này chứng tỏ lực lượng lao động của huyện Mỹ Hào có chất lượng ngày càng cao

Qua bảng số liệu trên cho thấy số lao động có chuyên môn của huyện Mỹ Hào tăng từ năm 2002 đến năm 2005. Trong đó số lao động có trình độ cao đẳng và trung học vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất: năm 2002 chiếm 3,6%; năm 2003 chiếm 3,65%; năm 2004 chiếm 3,7%; năm 2005 chiếm 3,75%. Số lao động có trình độ đại học đều tăng qua các năm, đặc biệt năm 2004 tăng 34 người so với năm 2003. Hiện nay người lao động có xu hướng nâng cao trình độ chuyên môn của mình vì một mặt sau khi học xong thì họ có cơ hội làm việc nhàn hơn, mức tiền công cao hơn, mặt khác do hiện nay điều kiện của sản xuất đòi hỏi người lao động phải nâng cao trình độ bản thân mình. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì bắt buộc người lao động phải không ngừng trao dồi kiến thức để theo kịp tiến trình sản xuất. Nhưng do điều kiện kinh tế của huyện Mỹ Hào còn khó khăn do đó người lao động ít có khả năng đi học cao mà chỉ dừng lại ở tốt nghiệp THPT. Trong huyện hàng năm

cũng có một số sinh viên tốt nghiệp ở một số trường đại học, cao đẳng nhưng có một tỷ lệ rất ít về quê làm việc mà họ kiếm việc ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng… Do đó chúng ta phải có một chương trình việc làm thích hợp để thu hút số lao động này để nâng cao chất lượng cho nguồn lao động ở huyện Mỹ Hào.

Như vậy thì so với các địa phương khác thì lực lượng lao động có trình độ chuyên môn của huyện Mỹ hào còn thấp và mất cân đối. Tâm lý người dân không muốn đi học nghề mà chỉ muốn đi học tại các trường đại học, cao đẳng. Số lao động học nghề chủ yếu tại các địa phương khác chuyển đến và cùng với số lao động mà họ không có khả năng thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Tóm lại thì nếu người lao động mà không có trình độ chuyên môn thì sẽ gây cản trở rất lớn cho việc tạo việc làm cho người lao động hiện nay. Vì vậy chúng ta cần phải quan tâm đến việc đào tạo nghề cho người lao động trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 2.5: Lao động phân theo khu vực nông thôn, xã, thị trấn ở huyện

Mỹ Hào từ năm 2002 đến năm 2005

(ĐVT : người)

Khu vực 2002 2003 2004 2005

Nông thôn 29.662 29.670 20.650 20.550

Thị trấn 5.583 6.185 15.814 16.529

Cộng 35.245 35.855 36.464 37.079

(Báo cáo tình hình lao động huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001-2005)

Qua số liệu trên cho thấy: lao động trong khu vực nông thôn năm 2003 tăng 8 người so với năm 2002 nhưng cho đến năm 2004 thì lượng lao động này đã giảm chỉ còn 20650 người và đến năm 2005 giảm 100 người còn 20550 người làm việc ở khu vực nông thôn. Lao động ở thị trấn qua những năm qua đều tăng mạnh, đặc biệt là năm 2004 lượng lao động làm việc tại khu vực thị trấn tăng rất nhanh (tăng 9629 người so với năm 2003). Người lao động đang có xu hướng chuyển từ nông thôn ra thị trấn. Số người lao động làm việc ở nông thôn chủ yếu là làm nông nghiệp. Sở dĩ có hiện tượng này là do gần đây trên địa bàn huyện Mỹ Hào có nhiều doanh nghiệp được đầu tư

xây dựng và đi vào sản xuất kinh doanh do đó thu hút được nhiều lao động. Mặt khác các doanh nghiệp này thường tập trung ở khu vực thị trấn vì ở đây có dân cư đông đồng thời thuận tiện đường giao thông. Trong khi đó thì diện tích ruộng canh tác của các hộ nông dân ngày càng bị thu hẹp khiến hiện tượng thiếu việc làm của người lao động ở nông thôn gia tăng dẫn đến người lao động ở nông thôn ra thị trấn tìm kiếm việc làm tăng cao. Đây cũng là hiện tượng di chuyển của người lao động ở các địa phương khác và trên toàn quốc.

Về tình hình lao động phân theo ngành nghề:

Qua bảng số liệu cho thấy cơ cấu lao động trong các ngành nghề của huyện Mỹ Hào tương đối phức tạp. Lượng lao động trong hầu hết tất cả các ngành đều tăng qua tất cả các năm.

Bảng 2.6 : Lao động phân theo ngành nghề ở huyện Mỹ Hào

từ năm 2002 đến năm 2005

(ĐVT : người )

Ngành nghề 2002 2003 2004 2005

Tổng số lao động trong độ tuổi 35.245 35.855 36.464 r37.079

CN – TTCN 3.812 4.010 4.650 5.146

XDCB 256 258 310 400

TN – sửa chữa 702 785 950 995

Khách sạn, nhà hàng 234 236 250 295

Vận tải, kho bãi 500 513 585 650

Tài chính tín dụng 61 62 65 82

QLNN – ANQP 212 219 220 223

Giáo dục đào tạo 733 735 742 751

Y tế 124 128 134 142 Văn hoá - TDTT 16 18 20 23 Đảng - Đoàn thể 135 138 142 150 Các ngành KTQD khác 401 412 396 520 Số lao động sử dụng trong nông nghiệp 28.079 38.341 28.000 27.702

(Báo cáo tình hình lao động huyện Mỹ Hàog giai đoạn 2001-2005)

Trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thì lượng lao động tăng là cao nhất, đặc biệt là năm 2004 tăng 640 người so với năm 2003, năm 2005 tăng 496 người so với năm 2004. Số lượng lao động trong ngành này tăng cao như vậy bởi vì trong những năm gần đây thì một số doanh nghiệp trên địa bàn

huyện đã đi vào hoạt động và thu hút được nhiều lao động trong huyện. Các ngành khác cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp cũng phát triển theo và thu hút nhiều lao động hơn trước kia. Đó là ngành xây dựng cơ bản để phục vụ cho tiến trình công nghiệp hoá (năm 2005 thu hút 400 lao động vào làm việc cao hơn năm 2004 là 90 người). Các ngành tài chính tín dụng, vận tải kho bãi cũng ngày càng thu hút được nhiều lao động vào làm việc hơn. Số lượng y bác sỹ, người phục vụ trong ngành y tế tăng cao chứng tỏ sự quan tâm sức khoẻ cho người dân ở huyện Mỹ Hào được chú trọng hơn, đảm bảo cho nguồn lao động có sức khoẻ tốt. Lượng lao động trong linh vực giáo dục đào tạo, văn hoá - TDTT, Đảng - đoàn thể tăng tương đối ổn định qua các năm cùng với sự tăng lên của số lao động trong độ tuổi. Số lao động làm việc trong những ngành KTQD khác biến động không đều (giảm ở năm 2004 nhưng lại tăng rất cao vào năm 2005) các ngành này chủ yếu là buôn bán, kinh doanh tại nhà… Lượng lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp ngày càng giảm, điều này chứng tỏ có sự di chuyển lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành khác. Sự di chuyển này cũng phù hợp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy chúng ta cần phải có chương trình tạo việc làm phù hợp với các ngành nghề.

Qua số liệu bảng 2.7 ta thấy được tình hình lao động phân theo giới tính của huyện Mỹ Hào cũng khác nhau, cụ thể như sau : lượng lao động nam làm việc nhiều hơn lao động nữ, năm 2005 tổng số lao động nam làm việc tại các thành phần kinh tế là 1845 người, nữ là 1566 người. Sở dĩ số lao động nam làm việc nhiều hơn số lao động nữ bởi vì trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều lao động nữ làm công việc tại nhà và chăm sóc con cái, mặt khác thì phụ nữ có sức khoẻ kém so với nam giới nên chỉ làm những công việc nhẹ. Ngoài ra chúng ta vẫn còn giữ quan niệm cho rằng người phụ nữ chủ yếu là chăm lo việc nhà còn đàn ông đi kiếm tiền là chủ yếu. Trên đây cũng cho thấy được số lượng lao động nam có trình độ chuyên môn đại học và trên đại học nhiều hơn so với nữ giới. Điều này chứng tỏ nam giới được chú trọng và có điều kiện học hành hơn nữ giới. Lao động nam có trình độ công nhân kỹ thuật là 701 người trong khi đó ở nữ là 443 người. Bởi vì nữ giới có sức khoẻ yếu

hơn nam giới nên khi có trình độ chuyên môn là CNKT thì sẽ làm những công việc nặng nhọc, do đó sẽ phù hợp với lao động nam hơn. Lao động nữ chủ yếu là làm ở khu vực kinh tế Nhà nước (1329 người) trong khi đó số lượng này ở nam giới là 936 người. Nam giới làm việc dải dác đều hơn ở các thành phần kinh tế khác nhau so với nữ giới bởi vì tâm lý người lao động nữ muốn làm việc tại những chỗ ổn định, nhàn để chăm lo cho gia đình nhiều hơn, trong khi đó người lao động nam thì muốn thử thách chính mình, muốn làm ở những nơi có thu nhập cao. Như vậy cho thấy lao động phân theo thành phần giới tính ở huyện Mỹ Hào là không cân đối, lao động nam làm việc vẫn có tính cơ động hơn lao động nữ.

Bảng 2.7: Lao động phân theo giới tính ở huyện Mỹ Hào năm 2005

(ĐVT: người ) Thành phần kinh tế, giới tính Tổng số CNKT THCN Cao đẳng Đại học Thạc sỹ Nam 1.845 701 637 169 330 08 Khu vực Nhà nước 936 195 374 105 255 07 Tập thể 460 236 162 25 36 01 Tư nhân 64 35 15 06 08 - Cá thể 350 220 75 25 30 - Hỗn hợp 28 12 09 06 01 - Nước ngoài 07 03 02 02 - - Nữ 1.566 443 623 362 135 03 Khu vực Nhà nước 1.239 300 475 339 123 02 Tập thể 247 108 117 15 06 01 Tư nhân 05 03 02 - - - Cá thể 65 26 25 08 06 - Hỗn hợp 10 06 04 - - - Cộng 3.411 1.144 1.206 531 465 11

(Báo cáo chương trình việc làm huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001-2005)

Như vậy vấn đề tạo việc làm cho lao động ở huyện Mỹ Hào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy khi ra chương trình tạo việc làm cho người lao động cần phải chú trọng đến các yếu tố này phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của huyện Mỹ Hào đồng thời phù hợp với đặc điểm nguồn nhân lực tại huyện.

Một phần của tài liệu kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH phân phối Bình Minh (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w