- Tổng vốn đầu tư 111.925
2.3.1.1 Không ngừng tích luy kinh nghiệm, kiến thức và nâng cao chuẩn mực đạo đức
cao chuẩn mực đạo đức
Xu hướng phát triển của nghề tư vấn trên thế giới hiện nay là không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp, tính độc lập, khả năng sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp. Đây cũng chính là bốn yếu tố cơ bản tạo nên sự thành công của một nhà tư vấn trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên một thị trường ngày càng toàn cầu hoá. Mà thực tế cho thấy cả bốn yếu tố này các chuyên gia tư vấn của Việt Nam còn phải nỗ lực rất nhiều mới có hy vọng một ngày nào đó mới tiến kịp với các chuyên gia quốc tế.
- Nâng cao tính chuyên nghiệp và khả năng sáng tạo các nhà tư vấn Việt Nam cấn bổ sung các hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cũng như các hiểu biết và kỹ năng nghề tư vấn bằng mọi cách có thể để khắc phục những điều bất cập dưới đây.
+ Thiếu sự hiểu biết về vai trò đa dạng của nhà tư vấn ( một nhà tư vấn không đơn giản chỉ là một chuyên gia).
+ Sự thiếu cập nhật về phương pháp tiếp cận; thiếu các hiểu biết và kỹ năng nghiên cứu, sử lý các vấn đề thực tiễn.
+ Tình trạng kém hiểu biết về giá trị yếu tố thời gian và phương pháp làm việc theo nhóm đối với một dịch vụ tư vấn.
+ Yếu về tiếng Anh và tin học.
+ Sự nhầm lẫn giữa việc tự giới thiệu năng lực, phẩm chất của nhà tư vấn với việc tự tán dương một cách khó thông cảm.
- Nâng cao đạo đức nghề nghiệp
Thành công của nghề tư vấn và hình ảnh trức cong chúng của nghề này đợưc coi trọng là do đại đa số các nhà tư vấn coi trọng các giá trị đạo đức. Điều qua trọng là các tiêu chuẩn đạo đức cao này phải được duy trì, không phải vì nó là yếu tố đảm bảo tính độc lập cho nghề nghiệp mà nó còn là yếu tố kích thích khách hàng sử dụng các dịch vụ tư vấn.
Theo kinh nghiêm của nhiều nước, điều cần thiết cho mỗi nghề nghiệp là phải có các tiêu chuẩn đạo đức hành nghề kèm theo các luật lệ của đất nước. Đạo đức hành nghề của mỗi nghề là do tổ chức điều hành nghề đó quy định.
Việc gìn giữ tiêu chuẩn cao về đạo đức nghề nghiệp trở nên khó khăn do quy mô của nghề tư vấn đang ngày càng mở rộng. Sự cạnh tranh mạnh mẽ, kết quả của việc tăng nhanh số lượng nhà tư vấn và bản chất quay vòng của thị trường tư vấn, tạo nên các áp lực đối với tiêu chuẩn về đạo đức. Trong lúc chờ công bố quy chế hành nghề tư vấn chuyên nghiệp, bản thân các nhà tư vấn cũng như các công ty tư vấn Việt Nam cần phải nâng cao chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, cụ thể:
+ Nhà tư vấn luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết và phục vụ khách hàng bằng sự trung thực và tận tuỵ của mình.
+ Nhà tư vấn luôn đứng ở vị trí độc lập với khách hàng, đảm bảo chắc chắn răng lời khuyên của mình đưa ra được dựa trên cơ sở đánh giá tình hình khách quan thực tế.
+ Nhà tư vấn sẽ chỉ nhận những công việc mà đảm bảo rằng mình có đủ khả năng và kiến thức nghề nghiệp để thực hiện.
+ Nhà tư vấn cam kết giữ bí mật các thông tin liên quan đến các vấn đề của khách hàng trong quá trình thực hiện các công việc chuyên môn.
+ Nhà tư vấn sẽ không cùng một lức phục vụ hai khách hàng mà lợi cíh thu được từ kết quả tư vấn xung đột hoặc loại trừ lẫn nhau.
+ Nhà tư vấn sẽ thoả thuận với khách hàng để hiểu rõ mục đích, phạm vi, kế hoạch và chi phí của dịch vụ tư vấn trước khi chấp nhận một dịch vụ tư vấn.
+ Nhà tư vấn sẽ thoả thuận về chi phí với khách hàng trước khi tiến hành bất cứ hoạt động nào và sẽ không có những đòi hỏi có tính chất bắt bí khách hàng khi đang tiến hành dịch vụ.
+ Nhà tư vấn sẽ luôn tộn trọng uy tín và sự hoạt động chuyên nghiệp của các nhà tư vấn khác.
+ Tổ chức tư vấn sẽ không ngừng đánh giá chất lượng công việc thực hiện do các nhân viên của mình thực hiện để đảm bảo trong chừng mực có thể, tất cả các công việc đều được thực hiện theo phương án tối ưu.
+ Tổ chức tư vấn sẽ không chủ động đưa ra lời đề nghị tuyển dụng nhân viên của các tổ chức tư vấn khác mà không thông báo trước cho họ.
+ Tổ chức tư vấn sẽ không tìm cách tuyển dụng những nhân viên khách hàng mà mình đàn phục vụ, trừ khi điều đó có sự đồng ý của khách hàng.