Kiến nghị với ngân hàng Nông nghiệpvà phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngành hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ (Trang 54 - 55)

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ

3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng Nông nghiệpvà phát triển nông thôn Việt Nam

Nam

Thứ nhất: Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam cần xem xét cho vay không có bảo đảm các trường hợp khách hàng xếp loại B do một số tiêu chí không hợp lý trong văn bản 1261 của ngân hàng đối với khách hàng vay trả sòng phẳng nhiều năm, làm ăn có hiệu quả. Đồng thời ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nên hoàn thiện một số điểm chưa hợp lý trong văn bản 1261 nhằm tạo điều kiện cho chi nhánh Hà Nội mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng.

Thứ hai: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cần sớm có quyết định tách phòng tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệpvà phát triển nông thôn Láng Hạ thành 2 phòng: phòng cho vay các doanh nghiệp lớn và phòng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ để có thể chuyên môn hoá cán bộ tín dụng, tạo điều kiện cho cán bộ làm việc phù hợp với trình độ của mình, chuyên sâu trong một lĩnh vực nào đó, hạn chế rủi ro xảy ra.

Thứ ba: Nâng cao vai trò của trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. Trung tâm này là đầu mối cung cấp, khai thác thông tin tín dụng của trung tâm CIC của ngân hàng Nhà nước và hỗ trợ cho các chi nhánh giải quyết các khó khăn vướng mắc về nghiệp vụ. Thông tin tín dụng có đầy đủ , chính xác và có hệ thống về khách hàng thì sẽ giúp cán bộ hạn chế bớt rủi ro. Như vậy, ngân hàng nông nghiệp Việt Nam cần đầu tư một số trang thiết bị công nghệ cao để có thể lưu trữ, quản lý, phân tích thông tin, đầu mối thông tin nhanh nhạy

và chính xác nữa. Song song với nó, cần có một đội ngũ cán bộ được đào tạo về trình độ phù hợp.

Thứ tư: Tăng cường hiệu quả hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Mặc dù trong năm vừa qua, phòng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ đã thành lập một tổ thu nợ riêng nhưng trong quá trình thu hồi nợ xấu, nợ tồn đọng thì cần có sự hỗ trợ thêm của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. Công ty này có chức năng tiếp nhận, quản lý những khoản nợ tồn đọng và tài sản đảm bảo nợ vay do ngân hàng nông nghiệp Việt Nam giao để khai thác, xử lý và thu hồi vốn nhanh nhất. Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều khoản nợ xấu có giá trị lớn tại chi nhánh chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ nhưng vẫn chưa có một biện pháp giải quyết cụ thể nào từ phía công ty.

Thứ năm: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát của các lãnh đạo cấp trên đối với chi nhánh. Định kỳ một năm một lần hoặc đột xuất, các lãnh đạo cấp trên phải trực tiếp xuống chi nhánh kiểm tra mọi tình hình hoạt động, tránh tình trạng chỉ xem xét qua các báo cáo định kỳ hay kiểm tra chỉ mang tính hình thức, thủ tục.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngành hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w