II. Các nhân tố tác động đến sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu
1. Nhân tố tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế-xã hộ
1.1 Vị trí địa lý
Việc lựa chọn xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, trớc hết căn cứ vào điều kiện tự nhiên xã hội, đó phải là những nơi có thuận lợi về vị trí, Phù hợp với giao lu kinh tế – thơng mại biên giới, là cầu nối giữa kinh tế trong nớc
với kinh tế nớc ngoài. Các cửa khẩu nằm trên vùng Đông Bắc ở những vị trí t- ơng đối thuận lợi, các khu kinh tế cửa khẩu thờng nằm ở các thị trấn, thị tứ và đầu mối giao thông nh quốc lộ 1A dài 168 km từ Hà Nội đến Hữu Nghị, đ- ờng sắt Côn Minh – Lào Cai Đây đ… ợc coi là những yếu tố hết sức quan trọng cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của khu kinh tế cửa khẩu. Bởi vì, do đặc điểm của nó, hoạt động thơng mại- dịch vụ là một trong những nội dung cơ bản trong sự phát triển của khu kinh tế cửa khẩu, muốn vậy phải có nguồn hàng hóa, dịch vụ từ nội địa đợc vận chuyển đến để trao đổi qua cửa khẩu biên giới đồng thời phải có hệ thống giao thông thuận lợi để đa hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài vào trong nớc. Hơn nữa, do nhiều nét tơng đồng về khí hậu, môi trờng sinh thái, trình độ phát triển, cho nên đòi hỏi phải có các chủng loại hàng hóa đáp ứng đợc nhu cầu trao đổi, có loại đợc sản xuất tại chỗ, có loại đợc khai thác trong nội địa theo nguyên tắc xuất những hàng hóa mà thị trờng bạn cần mà ta có lợi thế và nhập những hàng hóa chúng ta cha có khả năng đáp ứng cho thị trờng trong nớc. Chính vì thế yếu tố địa lý là rất quan trọng.
1.2 Yếu tố xã hội và trình độ phát triển.
Bên cạnh yếu tố địa lý thì các vấn đề xã hội, trình độ dân trí, phong tục tập quán, cũng ảnh hởng nhiều đến sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu. Mặc dù, các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc nằm ở những nơi đô thị hóa, có trình độ phát triển cao hơn so với các vùng khác trong vùng nhng nhìn tổng thể thì đây vẫn là khu vực khó khăn với trên 30 dân tộc sinh sống.
Trình độ dân trí ở đây nhìn chung còn rất thấp với tỉ lệ mù chữ cao, trình độ văn hóa thấp. Số lao động qua đào tọa chỉ chiếm 5% lực lợng lao động của vùng, đáng chú ý là trong số này chủ yếu là giáo viên và bác sỹ. Do trình độ lao động thấp, chủ yếu là lao động giản đơn dựa vào kinh nghiệm là chính, không qua đào tạo nên năng suất lao động thấp, giá trị cá biệt của hàng hóa cao nhng chất lợng của sản phẩm còn hạn chế, vì thế khả năng cạnh tranh của sản phẩm sẽ rất khó khăn khi trao đổi hàng hóa qua cửa khẩu. Cơ cấu kinh tế vẫn còn ở mức lạc hậu, nông – lâm nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng
cao khoảng 55%, do đó thu nhập bình quân đầu ngời vẫn ở mức thấp.Vấn đề này sẽ dẫn đến hàng loạt các khó khăn khác nh : Đời sống văn hoá tinh thần không đợc đảm bảo, các dịch vụ xã hội còn thiếu và ở mức yếu kém. Đây là những khó khăn cho việc phát triển giao lu kinh tế qua cửa khẩu biên giới và nó cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu.