Hiện trạng triển khai thực hiện PES tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiện trạng việc thực hiện các cơ chế tài chính có liên quan tới giảm phát thải co2 ở một số nước trên thế giới (Trang 49 - 50)

CƠ HỘI CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CÓ LIÊN QUAN TỚI GIẢM

3.1.1 Hiện trạng triển khai thực hiện PES tại Việt Nam

a. Về mặt pháp lý

Một số văn bản pháp luật đã đề cập đến dịch vụ hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái rừng. Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng. Theo quyết định này, PES sẽ được triển khai thí điểm tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Sơn La với các loại hình dịch vụ: điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn, bồi lấp; và cảnh quan du lịch.

Theo dự thảo luật Đa dạng sinh học trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 4, ngày 18/10/2008, trong đó quy định về tài chính cho bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học đề cập đến các nguồn thu từ PES.

b. Về mặt nghiên cứu-triển khai

• Dự án xây dựng cơ chế chi trả cho hấp thụ cácbon trong lâm nghiệp, thí điểm tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Dự án thí điểm trồng 350ha rừng keo với 300 hộ tham gia. Nguồn tài chính bền vững của dự án sẽ gồm thu bán lâm sản và thương mại tín chỉ cacbon cho thị trường quốc tế. Dự án này do trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi rường Rừng (RCFEE)-Viện khoa học Lâm nghiệp tổ chức thực hiện.

Tre, Hương Phú và Xuân Lộc. Dự án được thực hiện trong vòng 26 tháng từ tháng 9 năm 2003. Theo dự án, công tác quản lý rừng được đề xuất bao gồm: Cắt có chọn lọc trong vòng 3 năm với tỉ lệ tương ứng là 30%, 30%, 40%. Đồng thời tiến hành trồng bổ sung sau mỗi năm. Đối tượng tham gia dự án bao gồm Nông dân có thể tham gia chương trình thí điểm PES nếu có ít nhất 0.5 ha rừng cho khai thác, Quản lý các hộ gia đình, Ủy ban nhân dân xã và trạm theo dõi rừng địa phương. Theo kết quả tính tóan và quá trình thực hiện dự án, mức chi trả trung bình là 230.000 đồng/năm, xấp xỉ 2% thu nhập hộ gia đình. Mặc dù mức chi trả này còn thấp, nhưng người dân vẫn tham gia do một số nguyên nhân như: Các hoạt động sử dụng đất khác đã bị hạn chế; Chi phí cơ hội cho lao động là thấp nếu căn cứ vào tính thời vụ và thuê mướn hiện thời; Các lợi ích không tính được bằng tiền từ chương trình đào tạo, kinh nghiệm đấu thầu, lập quỹ và phân tích chi phí lợi ích.

• Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 10/4/2008 đã quyết định thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng trong hai năm tại một số địa điểm như Lâm Đồng, Sơn La, Hòa Bình, Bình Thuận, Đồng Nai, Ninh Thuân, Tp.Hồ Chí Minh… Các hoạt động chi trả được thực hiện gián tiếp thông qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh. Đối với tổ chức, cá nhân phải chi trả dịch vụ MTR có nghĩa vụ tự kê khai và nộp số tiền phải chi trả vào nơi đăng ký tài khoản, để chuyển cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh. Quỹ có trách nhiệm thanh toán trực tiếp tiền cho người được chi trả.

Một phần của tài liệu Hiện trạng việc thực hiện các cơ chế tài chính có liên quan tới giảm phát thải co2 ở một số nước trên thế giới (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w