Giải pháp về phía công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần Sông Đà 12 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48 - 54)

Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 trong điều kiện hội nhập kinh tế

3.4.Giải pháp về phía công ty

3.4.1.Giải pháp về tổ chức sản xuất

Sắp xếp lại tổ chức để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Xây dựng công ty thành đơn vị có chức năng kinh doanh tổng hợp, đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm và xây dựng các đơn vị trực thuộc thành những đơn vị có chức năng chuyên sâu, vững mạnh trên cơ sở phát huy tính đoàn kết, chủ động sáng tạo của CBCNV, thế mạnh và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của từng đơn vị trực thuộc để đạt được hiệu quả SXKD cao nhất, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của công ty.

Tổ chức, sắp xếp và tăng cường lực lượng cho các phòng chuyên môn của công ty đảm bảo gọn nhẹ, hiệu quả, chức năng nhiệm vụ rõ ràng, đáp ứng yêu cầu quản lý SXKD theo mô hình công ty cổ phần.

Căn cứ vào quy mô, tốc độ phát triển và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh những năm tiếp theo, công ty sẽ kiện toàn các đơn vị thành các công ty con theo từng địa bàn và thành lập thêm các đơn vị trực thuộc như: nhà máy thủy điện, xí nghiệp khai thác sét tại Ninh Bình..

Căn cứ vào năng lực, khả năng phát triển của đơn vị trực thuộc để giao việc cho các đơn vị đảm bảo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tránh giao việc lòng vòng qua nhiều đầu mối dẫn đến tăng chi phí, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tất cả những giải pháp này mà Công ty đưa ra đều hướng tới một kết quả cuối cùng là tạo lập một cơ cấu tổ chức sản xuất chuyên nghiệp, gọn nhẹ, hiệu quả, phát huy những thế mạnh trong sản xuất để đáp ứng ngày càng tốt hơn những đòi hỏi của thị trường trong điều kiện HNKTQT như hiện nay.

Xây dựng kê hoạch dào tạo, phát triển nguồn nhân lực về mọi mặt, đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, lao động với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.

Xây dựng chế độ bồi dưỡng, thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp đối với đội ngũ sinh viên giỏi mới ra trường, chuyên gia trình độ cao. Lập quỹ tài chính, các loại giải thưởng, cải cách chế độ tiền lương, chế độ cung cấp và tiếp nhận thông tin, tạo mọi điều kiện vật chất, môi trường làm việc, các hoạt động chuyên môn và đời sống sinh hoạt cho đội ngũ tri thức, chuyên gia, nhân tài để họ yên tâm cống hiến tài năng trí tuệ phục vụ cho các hoạt động SXKD của công ty.

Hàng năm tổ chức tuyển chọn và hỗ trợ kinh phí thích đáng để cử CBCNV có thành tích, triển vọng phát triển tốt và nguyện vọng gắn bó lâu dài với công ty trong những lĩnh vực cần thiết đi đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn.

Kiện toàn bộ máy chuyên môn nghiệp vụ theo hướng tinh giảm tối đa, sắp xếp biên chế theo chức năng nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu SXKD.

Tất cả các cán bộ được tuyển dụng phải thông qua hình thức thi tuyển có quy chế rõ ràng, không tuyển dụng thông qua giới thiệu.

Đảm bảo đầy đủ các chế độ BHXH, BHYT và các chế dộ bảo trợ khác đối với người lao động. Thực hiện ký kết hợp đồng lao động với mọi thành viên trong công ty, tổ chức thỏa ước lao động tập thể giữa lãnh đạo công ty và công đoàn công ty để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

3.4.3. Giải pháp về đầu tư

Mục tiêu đầu tư của công ty trong giai đoạn tới là tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực để tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ SXKD, đồng thời mở rộng phát triển sản xuất, tăng cường tính đa dạng của sản phẩm SXCN nhằm chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, đảm bảo SXCN sẽ là ngành nghề mũi nhọn. Để thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra công ty đưa ra các giải pháp.

- Tập trung lực lượng, chuẩn bị đủ vốn, đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành đầu tư đưa các dự án vào khai thác có hiệu quả.

- Trên cơ sở nhiệm vụ, mục tiêu tiến độ công trình, tính toán nhu cầu xe máy, thiết bị, lập kế hoạch mua sắm thiết bị, xe máy đảm bảo phục vụ công tác SXKD có hiệu quả nhưng không đầu tư quá dàn trải, nâng cao năng lực thiết bị của công ty, nâng cao trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh của công ty.

- Tập trung đầu tư các dự án lớn có hiệu quả như: các dự án đầu tư xây dựng nhà chung cư hoặc khu đô thị ( khu chung cư, khu đô thị mới Đông Anh); dự án đầu tư NMTĐ nhỏ; dự án mở rộng cảng tại Hải Phòng; dự án nhà máy xi măng cao 400.000 tấn / năm, nâng cao năng lực thiết bị cho các đơn vị…

- Xu hướng chung của thị trường xăng dầu thế giới không giảm, giá nhựa nguyên liệu để sản xuất vỏ bao xi măng tiếp tục tăng là một áp lực lớn đối với ngành sản xuất vỏ bao. Vì vậy xu hướng chung vỏ bao sẽ sử dụng nhiều giấy Kraff mà không sử dụng loại vỏ bao dệt bằng sợi nhựa như hiện nay. Để đón đầu nhu cầu giấy công ty cần khẩn trương nghiên cứu tính toán để đầu tư một cơ sở sản xuất giấy kraff cung ứng cho các công ty sản xuất vỏ bao xi măng.

- Trong quá trình phát triển tùy theo từng giai đoạn và yêu cầu thực tế SXKD Công ty sẽ xem xét quyết định đầu tư từng dự án để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất khi dự án đi vào vận hành khai thác theo đúng định hướng phát triển của công ty

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế vẫn còn ảnh hưởng đến nước ta và lãi suất cho vay còn khá là cao thì việc quay vòng vốn, nâng cao khả năng sử dụng vốn là yếu tố chủ chốt để công ty có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả SXKD của mình. Công ty đẩy mạnh việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán.

3.4.4. Giải pháp về thị trường

Công tác thị trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và phải được quan tâm giải quyết thường xuyên của các cấp lãnh đạo từ công ty đến các đơn vị trực thuộc. Phải nắm bắt được thị trường, căn cứ vào thị trường để quyết định đầu tư và chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ sản phẩm khi dự án sản xuất đi vào hoạt động.

Xây dựng và củng cố hệ thống tiếp thị của toàn công ty đủ mạnh để nắm bắt kịp thời các thông tin và xử lý thông tin nhanh nhạy về thị trường trong các lĩnh vực về đầu tư, xây lắp và tiêu thụ sản phẩm SXCN; nắm bắt kịp thời sự phát triển, định hướng phát triển của các Bộ, ngành, địa phương để đưa ra các quyết định kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty.

Xây dựng và duy trì một cơ chế giá hợp lý, điều kiện thanh toán phù hợp, hiệu quả trên cơ sở phân tích tính toán nghiêm túc, cập nhật liên tục thông tin để đảm bảo khả năng cạnh tranh.

Xây dựng một chiến lược tiếp thị thích hợp để chiếm lĩnh thị phần của các ngành nghề mà công ty tham gia SXKD, đồng thời giữ vững thị phần truyền thống đặc biệt là các khách hàng truyền thống là các đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông Đà, các tổng công ty lớn như Tổng công ty công nghiệp xi măng, Tập đoàn điện lực…

Đăng kí nhãn hiệu hàng hóa, đăng kí chứng chỉ chất lượng đối với các sản phẩm SXCN theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Quảng bá thương hiệu qua các hình thức quảng cáo, khuyến mãi…Khẳng định vị thế của công ty bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ, uy tín và giá thành hạ.

Nâng cao trình độ kỹ năng, kỹ thuật, nghiệp vụ, phương tiện máy móc cho cán bộ tiếp thị đấu thầu và bộ phận làm hồ sơ thầu đảm bảo chất lượng hồ sơ thầu ngày càng được nâng cao, cũng như có đủ khả năng làm các hồ sơ đấu thầu quốc tế.

Tìm kiếm cơ hội để liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước tạo sức mạnh cùng tham gia đấu thầu hoặc hợp tác đầu tư.

3.4.5. Giải pháp về kỹ thuật - công nghệ

Tăng cường nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất mới vào SXKD, áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để quản lý sử dụng tối đa các dây chuyền sản xuất công nghiệp, phương tiện thiết bị máy móc sản xuất thi công hiện có để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Thường xuyên kiểm tra, thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng kỹ thuật ở các công trình xây lắp, các khâu sản xuất cuối cùng của SXCN đảm bảo chất lượng sản phẩm làm ra để tăng uy tín trên thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng một đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ mạnh nhằm nâng cao chất lượng công tác làm hồ sơ thiết kế, lập biện pháp tổ chức thi công tối ưu đến lập hồ sơ nghiệm thu chất lượng. Kiên quyết khắc phục những tồn tại trong công tác lập hồ sơ kỹ thuật, chất lượng, nghiệm thu thanh toán trong thi công xây lắp.

3.4.6. Giải pháp về kinh tế tài chính

Hàng năm căn cứ vào quy mô và tốc độ phát triển, công ty nghiên cứu sửa đổi điều lệ, quy chế tài chính đảm bảo đúng pháp luật, tạo hành lang pháp lý thông thoáng để hoạt động có hiệu quả.

Thực hiện phân cấp quản lý kinh tế tài chính đến từng đơn vị, quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị để phát huy tính chỉ động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả SXKD của đơn vị.

Xây dựng và giao kế hoạch SXKD, kế hoạch tài chính, kế hoạch vốn, kế hoạch chi phí và lợi nhuận cho các đơn vị, có kiểm điểm thực hiện từng tháng, quý, năm để xác định nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục kịp thời.

Tăng cường công tác hạch toán kinh doanh kịp thời chính xác làm cơ sở kiểm tra, quản lý chi phí theo kế hoạch giá thành, Xây dựng định mức đơn giá nội bộ, áp dụng biện pháp khoán chi phí.

Thực hiện quản lý tốt nguồn vốn trong đầu tư, đảm bảo kế hoạch vay và trả đúng kỳ hạn.

Mở rộng hình thức liên doanh, liên kết để thu hút vốn đầu tư và tận dụng tất cả các tiềm năng hiện có của đơn vị. Đảm bảo đủ vốn kịp thời cho SXKD.

Phát hành cổ phiếu thu hút vốn đầu tư trong từng giai đoạn phù hợp với quá trình phát triển SXKD của công ty đồng thời đảm bảo mục tiêu tăng trưởng hàng năm và cổ tức cho cổ đông.

3.4.7. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV

Đảm bảo cổ tức ổn định qua các năm với mức cổ tức năm sau cao hơn năm trước.

Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tạo không khí sôi nổi, phấn khởi đoàn kết, làm phong phú đời sống tinh thần của CBCNV.

Tìm kiếm, giải quyết đủ việc làm, thực hiện từng bước tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở đảm bảo tăng năng suất và hiệu quả SXKD làm động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.

Thường xuyên quan tâm cải thiện điều kiện môi trường làm việc cho người lao động. Thực hiện nghiêm túc công tác an toàn và bảo hộ lao động. Hàng năm tổ chức khám sức khỏe định kỳ để phân loại lao động, sắp xếp hợp lý, thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp và thực hiện chế độ đầy đủ với người lao động.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng bộ với các đoàn thể Công đoàn, đoàn thanh niên, phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất, các phong trào văn hóa thể thao.

Tất cả những biện pháp mà công ty thực hiện ở trên đều nhằm mục đích nâng cao sức cạnh tranh của công ty và tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh. Và muốn đạt được mục đích đó thì trước hết là nâng cao trình độ nguồn nhân lực tạo cho họ một môi trường làm việc chuyên nghiệp, một đời sống tinh thần đầy đủ để

phát huy năng lực và khả năng sáng tạo của mình một cách toàn diện. Nâng cao sức cạnh tranh đồng nghĩa với việc nâng cao năng suất lao động, năng lực thiết bị máy móc của công ty, nâng cao khả năng tổ chức, điều hành và quản lý của đội ngũ lãnh đạo, quản lý công ty, nâng cao khả năng sử dụng cũng như tận dụng các nguồn vốn mà công ty có được để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những khó khăn trong công cuộc hội nhập KTQT mà công ty gặp phải để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường nội địa và xa hơn là trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần Sông Đà 12 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48 - 54)