Thị trường Hàn Quốc:

Một phần của tài liệu Thực trạng sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản XK của Cty INTIMEX trên thị trường Mỹ . (Trang 29 - 31)

Với dân số 48 triệu người, nhưng chỉ có 23 triệu người tham gia lực lượng lao động, nên nhu cầu thuê lao động nước ngoài của Hàn Quốc rất lớn, từ lao động phổ thông đến lao động có tay nghề cao. Để đáp ứng nhu cầu lao động phổ thông cho 2,5 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong những năm 80-90, Hàn Quốc đã thuê lao động của 15 nước, trong đó có Việt Nam.

Theo thống kê, trong những năm 80-90 đã có khoảng 150 ngàn lao động nước ngoài đến Hàn Quốc làm việc. Riêng chương trình tu nghiệp sinh, Hàn Quốc đã xóa bỏ từ 1-1-2007 và thay thế bằng chương trình cấp phép lao động (EPS).

Đây là một chương trình mà Chính phủ Hàn Quốc áp dụng với mục đích quản lý lao động nước ngoài một cách có hệ thống với tính tổ chức cao. Đây là một chương trình phi lợi nhuận vì thế các doanh nghiệp VN không được phép thực hiện mà giao cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động của Chính phủ, cụ thể ở VN là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tổng chi phí đi theo chương trình EPS đối với mỗi lao động chưa tới 1000 USD (trong đó có 450 USD người lao động trực tiếp mua bảo hiểm tại Hàn Quốc...).

Kể từ tháng 10-2004 đến nay, VN đã đưa được 27.959 (số liệu tính đến tháng 2-2008) lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS, đông nhất trong số 15 nước châu á có lao động tại Hàn Quốc.

So với chương trình tu nghiệp sinh trước đây, quyền lợi của lao động đi theo chương trình EPS được đảm bảo hơn, được bình đẳng như lao động nước sở tại trên cơ sở Luật Lao động. Từ 1-6-2007, Hàn Quốc còn áp dụng chính sách thuê lại lao động VN sau khi đã hết hạn hợp đồng 3 năm nếu chủ cũ có nhu cầu thuê tiếp. Như vậy, tổng số lao động VN đang có mặt ở Hàn Quốc cả chương trình cũ và mới là 48.600 người. Nếu tính cả số đã về nước thì con số này lên tới trên 60.000 lượt lao động.

Hiện nay thu nhập bình quân của lao động VN tại Hàn Quốc đạt từ 700-1200USD, có lao động đạt 1500 USD/tháng. Trung bình hằng năm lao động và tu nghiệp sinh VN gửi về nước khoảng 320 triệu USD, riêng năm 2007 là 525 triệu USD. Nhìn chung, chủ sử dụng lao động Hàn Quốc đều đánh giá cao trình độ tiếp cận công việc, khéo léo, cần cù chịu khó của lao động nước ngoài.

Năm 2005, công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hợp Tác Quốc tế đưa được 30 lao động sang làm việc ở Hàn Quốc. Năm 2006 là 35 người. Cho đến quí I năm 2010, công ty đã đưa 204 người sang lao động tại Hàn Quốc.

Số lao động mà công ty đưa sang Hàn Quốc chủ yếu làm trong lĩnh vực lắp ráp máy móc và công nghiệp chế tạo máy. Hầu hết lao động được đưa đi đều có kinh nghiệm, kĩ năng và kỉ luật tốt, rất được các công ty bên Hàn Quốc tín nhiệm.

Thị trường này chủ yếu tiếp nhận lao động Việt Nam đi tu nghiệp và thực tập kỹ thuật (gọi chung là tu nghiệp sinh). Tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản theo nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có lĩnh vực dệt, may, điện tử và xây dựng chiếm tỷ lệ lớn.

Đây là một thị trường tiềm năng cần được khai thác triệt để bởi:

- Lương lao động tại Nhật Bản rất cao ( cao nhất trong tất cả các thị trường)

- Nhu cầu lao động ở Nhật Bản là rất lớn ( do dân số Nhật Bản đang già hóa nghiêm trọng)

- Đây là thị trường quen thuộc với Việt Nam và đã có quan hệ lâu dài trong nhiều lĩnh vực.

- Người Nhật Bản đánh giá lao động Việt Nam khá cao.

Do thủ tục chấp nhận tư cách cư trú cũng như chất lượng tu nghiệp sinh quá khắt khe, nên từ năm 2005 cho đến nay, công ty mới đưa được 157 người sang lao động và học tập tại Nhật Bản. Trong đó, năm 2005 là 25 người, năm 2006 là 28 người, năm 2007, 2008, 2009, và quí I năm 2010 tương ứng là 32, 15, 32, 25 người.

Mặc dù số lượng tu nghiệp sinh cung ứng không lớn, song tư chất và kỉ luật của những tu nghiệp sinh xuất phát từ công ty được đánh giá rất cao. Trong những năm tới, công ty sẽ đầu tư nhiều hơn cho thị trường tiềm năng này.

Một phần của tài liệu Thực trạng sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản XK của Cty INTIMEX trên thị trường Mỹ . (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w