Tiếp tục thu mẫu nước tại hai địa điểm liền kề nơi nông dân thường dùng nước thải tưới cho ruộng lúa so với nơi kế cận nơi nước thải từ ao nuôi cá được thải trực tiêp ra sông rạch. Mục đích là để chứng minh sự cải thịên chất lựơng nước khi nước thải được xử lý bằng cách dùng bùn đáy và nước thải cho ruộn glúa. Địa điểm nghiên cứu được xác định ở huyện Châu Phú và Thốt Nốt.
Tiếp tục thí nghiệm về việc sử dụng nước thải và bùn đáy cho sản xuất lúa trong mùa khô 2009 và mùa mưa trong vụ kế tiếp. Thí nghiệm tại Viện lúa ĐBSCL về sử dụng bùn đáy ao sẽ tiếp tục cho đến vụ thứ sáu (mùa khô 2010). Thí nghiệm mới sẽđược thiết lập tại Viện lúa để xác định lượng dưỡng chất đầu vào từ nước thải ao cá vì vậy quỹ dưỡng chất có thểđược rút ra về xử lý nước thải kết hợp với phân hữu cơ. Một thí nghiệm mới sẽđược thiết lập tại huyện Châu Phú và Phú Tân để xác định chính xác khuyến cáo về giảm lượng phân vô cơ khi sử dụng nước thải tưới cho lúa.
Chú trọng trong 1 tháng tới chuyển sang trình diễn cho nông dân về hiệu quả của việc sử dụng nước thải và chất thải rắn cho canh tác lúa.
Việc tương đối ưu tiên là chứng minh sự cải thiện chất lượng nước kênh rạch đạt được khi nước và chất thải rắn được xử lý bằng cách áp dụng cho ruộng lúa. Điều này dựa trên việc quan trắc chất lượng nước đang tiến hành ở Phú Tân và Châu Phú nơi nông dân tưới bằng nước thải ao cá. Tuy nhiên, ở đồng bằng sông Cửu Long hiện có khỏang 35% ao cá đang bị treo hầm do giá cá Tra sụt giảm. Như vậy tổng tải lượng chất thải đã bị giảm trong 12 tháng qua và điều này nên được phản ánh trong số liệu quan trắc.
Trong khi việc áp dụng nước thải cho lúa bằng cách tưới có hiệu quả như là cách thay thế phân bón. khả năng của lúa để hấp thụ dưỡng chất giới hạn hơn so với một số các cây trồng khác Bắp khi canh tác đểđạt năng suất 10 t/ha cần lượng N, P và K cao và như vậy đay là một cây trồng khác để tưới bằng nước thải, đặc biệt là ở huyện An Phú nơi có ao cá và trồng bắp. Thí nghiệm mới và ruộng trình diễn sẽđược thiết lập để thử xem khả năng tưới cho bắp bằng nước thải và xác định mức điều chỉnh lượng phân bón cần thiết nhằm tránh hiện tượng dư thừa dưỡng chất áp dụng.
Quyết định chấm dứt các nghiên cứu thêm về xử lý nước thải ao cá bằng ozone vì các tín hiệu cho thấy rằng kỹ thuật này không đủ dùng một cách có hiệu quả cho qui mô đề nghị dùng để xử lý cho nước thải ao cá.
Xác định trở ngại cho sản xuất phân trùn qui mô lớn dùng chất thải rắn ao nuôi cá dùng kết quả từ công việc của Stephanie Birch, Đại sứ Trẻ của Úc về Phát triển, sẽ kết thúc vào tháng sáu năm 2009. Một sinh viên Cao học nữa sẽ tiếp tục công việc của Stephanie. Trong đề tài nghiên cứu của cô, cô sẽ phân lọai trùn bản địa và tiến hành
sản xuất qui mô lớn hơn để sản xuất phân trùn và đánh giá phan này. Điểm nhán trong công việc này là tối ưu việc sản xuất trùn đất hơn phân trùn.
Tiến hành khóa tập huấn về xử lý chất thải. Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long đứng ra tổ chức khóa học cho 15-20 học viên. Giáo sư Ho theo kế họach sẽ phụ trách khóa học này từ 9-11 tháng Hai, 2009, nhưng do bệnh nên phải hõan khóa học này. (Kế họach dựđịnh tiến hành lại vào tháng Sáu năm 2009.)
Tiến hành khóa tập huấn về chuẩn bị bài báo cho phản biện bằng tiếng Anh vào tháng Mười Một năm 2009. Giáo sư Richard Bell sẽ dạy trong 5 ngày cho lớp học khỏang 15-20 học viên từ viện lúa, Đại Học Cần Thơ, Đại Học An Giang và Vịen Khoa Học Nông nghiệp Miền Nam.
9. Kết luận
Các nghiên cứu củng cố nền tảng cho dự án bằng cách cho thấy ô nhiễm nước được biết là vấn đề phổ biến cho chính ngành nuôi cá ao hầm. Các nghiên cứu đồng ruộng ban đầu cho thấy có tới 30% số nông dân tái chế hoặc dùng kỹ thuật xử lý chất thải. Tuy nhiên, 70% số nông dân khác không áp dụng cách xử lý. Dường nhưđiều có lợi cho năng suất hoặc giảm chi phí phân bón cho người sản xuất lúa bằng cách dùng đúng đắn chất thải ao cá tạo thuận lợi cho việc chấp nhận giải pháp này.