Sự hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Việt Nam (Trang 37 - 43)

Sự hình thành và phát triển của VPBank

VPBank là tên viết tắt của NH thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam joint - stock commercial bank for private enterprises.

Tên giao dịch: Ngân hàng ngoài quốc doanh

Trụ sở chính: Số 8 Lê Thái Tổ, P.Hàng Trống, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội Vp bank đã trải qua 3 giai đoạn phát triển:

Giai đoạn 1:(1993 - 1996) Hình thành và phát triển

Bắt đầu đi vào hoạt động ngày: 04 tháng 09 năm 1993 theo giấy phép số 0042/ NH - GP của thống đốc NHNN Việt Nam cấp ngày 12 tháng 08 năm 1993 với thời

gian hoạt động 99 năm. Đăng kí thay đổi lần thứ 12 ngày 01 tháng 11 năm 2006, mã số thuế là 233583.

Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ VND. Sau đó, VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ do nhu cầu phát triển và tăng lên 174,9 tỷ VNĐ theo quyết định số 53/QÐ- NH5 vào ngày 18/3/1996 của NHNN, trở thành NHTM cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam vào thời điểm này.

Là ngân hàng cổ phần đầu tiên được gọi vốn cổ phần từ cổ đông nước ngoài: Dragon capital và Vietnam Fund, mỗi đơn vị 10% vốn cổ phần.

Đến cuối năm 1996, VPBank có Hội sở và 3 chi nhánh, có trên 200 nhân viên, tổng tài sản đạt 864 tỷ đồng, lợi nhuận năm 1995 và 1996 đều đạt 36% vốn cổ phần.

Giai đoạn 2:( 1997 - 2002) Khủng hoảng

• Nguyên nhân khủng hoảng:

Về chủ quan: Sai lầm trong chính sách tín dụng.

Đó là việc tín chấp quá lớn với cổ đông (cho vay/bảo lãnh mở L/C trả chậm) và chính sách tín dụng lỏng lẻo với các khách hàng khác.

Về khách quan: Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực châu Á, khách hàng lợi dụng tình hình đó mà “đục nước béo cò”

• Quá trình khủng hoảng:

- Tháng 03/1997 thanh tra nhà nước bắt đầu làm việc.

- Tháng 5/1997 : NHNN thành lập tổ giám sát đặc biệt tại VPBank. - Tháng 07/1997 Bộ công an khởi tố vụ án tại VPBank.

- Tháng 11/2000:VPBank thành lập Ban đề án triển khai cải tổ. Xúc tiến việc cải tổ bộ máy, ban hành chức năng nhiệm vụ các phòng ban, xây dựng quy trình ngiệp vụ.

- Tháng 05/2002: Ông Lê Đắc Sơn từ Ba Lan về nước được HĐQT cử làm TGĐ

- Tháng 9/2002 : NHNN chính thức đặt VPBank vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, thời hạn 2 năm(25/09/2002 - 25/09/2004)

- Tháng 12/2002 VPBank trình NHNN “ kế hoạch thực hiện phương án chấn chỉnh củng cố VPBank thoát khỏi kiểm soát đặc biệt trong thời hạn 15 tháng, (trước thời hạn 9 tháng).

Giai đoạn 3: (Từ năm 2002 đến nay): Phục hồi và tăng trưởng.

• Từ 2002 - 2004: Cải tổ và lành mạnh hoá tài chính

Đến 07/06 năm 2004, NHNN quyết định kết thúc kiểm soát đặc biệt trước hạn đối với VPBank, VPBank bước vào giai đoạn phát triển mới.

• Từ 2004 đến nay: Hoàn thiện hệ thống và phát triển.

Do nhu cầu phát triển, VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ: Đến cuối năm 2004, VPBank nhận được quyết định số 689/NHNN - HAN7 của NHNN chấp thuận cho VPBank được nâng vốn điều lệ lên 198,4 tỷ đồng. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng vào tháng 7/2007. Ngày 17/11/2007, VPBank đồng ý bán thêm cổ phần cho công ty OCBC để nâng tỷ lệ sở hữu của cổ đông chiến lược này từ 10% lên 15%. Tính đến thời điểm 31/12/2007 vốn điều lệ của VPBank là 2.000 tỷ đồng. Việc nâng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng là một trong những bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển của VPBank trong thời gian tới nhằm mở rộng quy mô mạng lưới hoạt động, đầu tư công nghệ, cơ sở hạ tầng… để có thể đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng một cách thuận tiện và hiệu quả hơn.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Trong 2 năm đầu hoạt động, VPBank mới chỉ có 3 chi nhánh và 6 phòng giao dịch, đến nay (01/2008), đã có 123 điểm giao dịch với 35 chi nhánh và 88 phòng giao dịch. Dự kiến trong năm 2008 sẽ mở thêm khoảng 80 điểm giao dịch mới tại các tỉnh thành phố

trọng điểm trong cả nước, trong đó có các chi nhánh lớn đặt tại Hải Phòng, Thái Bình…

Tính đến 31/12/2007 tổng số nhân viên của VPBank là 2.681 người, tăng 1.356 người so với cuối năm 2006. Đội ngũ nhân viên của VPBank phần lớn là những người trẻ (hơn 70% cán bộ nhân viên của VPBank có độ tuổi dưới 30 tuổi) nhiệt tình và ham học hỏi, mong muốn gắn kết và phát triển cùng VPBank.

VPBank vẫn kiên trì thực hiện chiến lược NH bán lẻ, phấn đấu trong một vài năm tới trở thành NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam, là một trong 5 ngân hàng tốt nhất trong số các NHTM cổ phần trong cả nước.

Sự hình thành và phát triển của VPBank - Chi nhánh Trần Hưng Đạo

VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo mà tiền thân của nó là phòng giao dịch Trần Hưng Đạo được thành lập năm 1994, là phòng giao dịch thứ 12 của Vpbank. Được sự chấp thuận của NHNN - chi nhánh Hà Nội, phòng giao dịch Trần Hưng Đạo (địa chỉ tại 109 Trần Hưng Đạo - quận Hoàn Kiếm) đã được chuyển đổi thành Chi nhánh cấp II theo quyết định của hội đồng quản trị VPBank:

- Căn cứ luật NHNN Việt Nam và luật các tổ chức tín dụng.

- Căn cứ giấy phép hoạt động ngân hàng thương mại số 0042/NH-CP 12/8/93 của thống đốc NHNN Việt Nam.

- Căn cứ điều lệ ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam.

- Căn cứ quy chế hoạt động của HĐQT VPBank ban hành kèm theo quyết định số 165/QĐ_HĐQT ngày 11/8/2000 của HĐQT VBBank.

- Căn cứ công văn số 245/NHNN-HAN7 ngày 11/04/2005 về việc mở chi nhánh cấp II Trần Hưng Đạo quyết định:

Nâng cấp phòng giao dịch Trần Hưng Đạo thành chi nhánh cấp 2 Trần Hưng Đạo – Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam trực thuộc quản lý của VPBank Hà Nội.

Chi nhánh chính thức hoạt động theo chức năng của chi nhánh cấp 2 sau khi nhận được con dấu của chi nhánh từ cơ quan chức năng. Tại thời điểm này VPBank đã tổ chức trọng thể lễ trao quyết định của Chủ Tịch Hội đồng quản trị cho đơn vị này để chính thức hoạt động với tư cách Chi nhánh cấp II.

Từ khi thành lập đến nay VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo đã trải qua hai năm động và thu được nhiều thành tích nhất định. Là đơn vị trực thuộc chi nhánh cấp I VPBank Hà Nội, chi nhánh luôn luôn là đơn vị dẫn đầu về các thành tích trong toàn hệ thống VPBank, chi nhánh Trần Hưng Đạo cũng phần nào kế thừa và phát huy tinh thần làm việc cũng như hiệu quả kinh doanh của chi nhánh cấp trên.

Toàn bộ chi nhánh có gần 60 cán bộ nhân viên, trong đó, tổng số nhân viên có trình độ đại học và trên đại học là hơn 55 người (chiếm hơn 80%), nhân viên nữ vẫn chiếm đa số. Đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh thường xuyên được đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn. Nhân viên có thể là tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn hoăc dài hạn do hội sở chính tổ chức, cũng có thể là do chi nhánh tổ chức.

2.1.2 Chức năng và hoạt động của VPBank

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và dân cư dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư - Kinh doanh ngoại hối

- Dịch vụ thanh toán quốc tế

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có gía - Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế

- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước và quốc tế - Huy động các loại vốn từ nước ngoài và thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng có liên quan đến nước ngoài khi NHNN cho phép

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG Shareholders’Meeting HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Board of Directors BAN ĐIỀU HÀNH Board of Management Các chi nhánh Branches các phòng giao dịch trasaction Offices Tránaction Offices

Ban kiểm soát

Supervisory Board

Phòng kiểm toán nội bộ

Internal Audit Dept

Các ban tín dụng

Credit Commitees

Phòng thanh toán quốc tế - Kiều hối International Banking Dept Phòng pháp chế Legal Dept Văn phòng office

Trung tâm western Union

Oversea Remittance – Western Union

Trung tâm thẻ

Card Center

Văn phòng hội đồng quản trị

Board of Director’ Office

Hội đồng quản lý tài sản nợ, tài sản có

Assets and liabilities Committee

Hội đồng tín dụng Credit Council Phòng kế toán Accounting Dept Phòng ngân quỹ Budget Dept Phòng tổng hợp và phát triển sản phẩm

General Affairs R&D Dept

Trung tâmtin học

Informatics Center

Trung tâm đào tạo

Training Center

Công ty quản lý tài sản VPBank VPBank AMC Công ty chứng khoán VPBank VPBank Securities 2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức VPBank

Cơ cấu tổ chức VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo

VPBank - Chi nhánh Trần Hưng Đạo là Chi nhánh cấp 2 của Ngân hàng VPBank, bao gồm:

- Bộ máy nghiệp vụ của Chi nhánh, bao gồm: Ban giám đốc, Phòng Giao dịch- kho quỹ, phòng tín dụng.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPBank chi nhánh Trần Hưng Đạo

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Việt Nam (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w