QUẢ HOẠT ĐỘNG
4.1 Nhận xét chung và giải pháp hoạt động
Trong năm 2007 là một năm đầy khó khăn đối với Nhà máy, giá cả các nguyên vật liệu đều tăng, trong đó chi phí các loại nhiên liệu đều tăng cao so với chi phí vật tư. Trong khi sản phẩm trên thị trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh nên Nhà máy không thể tăng giá bán lên quá cao nhưng giá thành của sản phẩm thì ngày càng tăng. Trong tình hình đó để duy trì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đạt được kế hoạch đề ra, Nhà máy cần chú ý đến việc tiết kiệm các loại chi phí trong từng khâu sản xuất, từng bộ phận nhằm mục đích hạ giá thành sản xuất lấy sự hiệu quả trong quản lý và kiểm soát chi phí bù đắp cho giá cả nguyên vật liệu đang tăng cao.
- Đối với chi phí nguyên vật liệu: hiện tại, giá cả các loại nguyên vật liệu đều tăng cao. Trong đó chi phí đất là nguyên vật liệu chính để tạo ra sản phẩm, giá đất được thu mua từ các tỉnh tương đối ổn định nên chi phí đất tăng chủ yếu là do chi phí vận chuyển cao. Vì vậy Nhà máy nên dự trù khâu dự trữ đất, chủ động liên hệ với các chủ đất quanh vùng nên khi cần thiết Nhà máy chỉ nhập một lần, giảm đi chi phí vận chuyển. Chi phí nhiên liệu thì phụ thuộc vào sự biến động giá cả trên thị trường là yếu tố khách quan không nằm trong sự kiểm soát của Nhà máy, nhưng để quản lý tốt loại chi phí này Nhà máy cần phải dự đoán được giá cả trong thời gian sắp tới có sự biến động tăng, giảm như thế nào. Nếu Nhà máy dự đoán được chi phí nhiên liệu sẽ tăng tiếp tục trong thời gian sắp tới thì nên nhập với số lượng nhiều để tránh mức giá tăng quá cao còn nếu không dự đoán được thì chỉ nhập đủ cho sản xuất và mức tồn kho cần thiết để làm giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
- Đối với chi phí sản xuất chung: là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong quá trình sản xuất kinh doanh là một phần chi phí chiếm trong cơ cấu các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm nhưng nếu Nhà máy không chú ý đến và quản lý tốt thì có thể ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Nhà máy và trực tiếp hơn là giá thành sản phẩm. Vì vậy bộ phận kế toán nên kiểm soát các khoản thu chi tiền mặt phải có chứng từ rõ ràng mới phê duyệt, kiểm soát số lượng xuất dùng công cụ dụng cụ chỉ xuất dùng đúng định mức đặt ra không xuất dư làm thất thoát lãng phí. Ngoài ra, vì một lý do nào đó buộc phải xuất nhiều hơn định mức qui định thì phải có sự chỉ thị trực tiếp từ ban Giám Đốc.
- Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp: hiện tại các khoản chi phí phát sinh tại Nhà máy đều được thực hiện công khai đây là một ưu điểm của Nhà máy nhưng đối với các chi phí phát sinh thường biến động thì Nhà máy nên nghiên cứu mức phát sinh hàng tháng và đưa ra mức khoán chi phí cho phù hợp với từng khoản mục chi phí để đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động.
- Đối với chi phí bán hàng: để củng cố và nâng cao tính chủ động trong việc nắm bắt tình hình thị truờng Nhà máy phải xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên đảm nhận công tác nghiên cứu dự báo thị trường, cung cấp thông tin chính xác cho phòng kinh doanh cũng như ban Giám đốc để có kế hoạch linh hoạt ứng phó phù hợp, thích ứng với tình hình cụ thể thay đổi của thị trường trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và làm cơ sở đề ra các quyết định quan trọng giúp ban Giám đốc, phòng kinh doanh trong việc thương lượng giá cả với khách hàng. Đặc biệt là bộ phận bán hàng phải chủ động thương lượng
đưa ra những chiến lược chiêu thị phù hợp trong từng tình huống không để khách hàng có sự so sánh với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
- Trong năm 2007, nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh có xu hướng khởi sắc và dần dần trở thành nguồn vốn chủ động trong sự quản lý của Nhà máy mà không phải vay từ ngân hàng. Đây là một tính hiệu tốt trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng để duy trì và thu hồi vốn nhanh không để khách hàng chiếm dụng vốn. Nhà máy nên áp dụng chính sách tín dụng trong khâu thu hồi nợ, nếu khách hàng mua hàng trả tiền trong khoản thời gian quy định mà Nhà máy đưa ra thì sẽ có mức giảm giá tương ứng với mức thời gian quy định đó, như vậy sẽ hạn chế được nợ quá hạn.
Trong năm 2007, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy đạt kết quả tương đối tốt các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đều cho kết quả cao hơn so với năm 2006 để đạt được kết quả này là do ban lãnh đạo Nhà máy có những biện pháp hữu hiệu trong việc quản lý chi phí như thường xuyên kiểm tra hàng hóa nhập kho và xuất kho nhằm giảm thất thoát lãng phí, đồng thời Nhà máy đã nghiên cứu và đưa vào sử dụng thành công 2 đề tài “làm gầy nguyên vật liệu và sản xuất gạch chịu lửa” và thay đổi quy trình sản xuất ngói âm… nên đã phần nào làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Tuy trong quá trình sản xuất kinh doanh Nhà máy đã nghiên cứu áp dụng thành công nhiều công trình nghiên cứu phục vụ cho sản xuất theo hướng tự động nhưng chưa thật sự đổi mới toàn diện, ở một số khâu năng suất lao động còn thấp nhất là khâu tạo hình ở tổ chế biến, tổ ngói công việc còn nặng nhọc dẫn đến chi phí sản xuất tăng. Vì vậy Nhà máy cần nghiên cứu phát triển tiếp các khâu chưa đạt yêu cầu để giảm bớt chi phí.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh Ban lãnh đạo Nhà máy cùng toàn thể cán bộ công nhân viên luôn quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách, bộ phận nghiệp vụ, quản lý luôn có tinh thần trách nhiệm cao làm tốt công việc chuyên môn của từng bộ phấn. Luôn quyết tâm sản xuất và cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng với phương châm: chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam, giá cả hợp lý, phương thức thanh toán nhanh gọn và bảo đảm yêu cầu thẩm mỹ về kiến trúc, chất lượng ổn định làm thỏa mãn yêu cầu khách hàng. Vì vậy sản phẩm của Nhà máy đã tạo được uy tín và sự tin tưởng của khách hàng, nên trong nhiều năm qua Nhà máy luôn giữ vững được thị trường tiêu thụ và nhiều khách hàng biết đến sản phẩm của Nhà máy từ các tỉnh khác nhau. Cho nên nhà máy đã đạt được những thành công nhất định được thể hiện qua hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng tăng, doanh thu, lợi nhuận đều tăng dần qua các năm.
Điều quan trọng là hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước góp phần vào sự phát triển của xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của cán bộ công nhân viên và đời sống của người dân quanh vùng.
Về phương pháp tính lương cho người lao động theo hình thức sản phẩm đã đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, làm theo năng lực hưởng theo lao động thể hiện tính khoa học trong việc tính lương, vừa nhanh gọn vừa tiết kiệm được thời gian, bên cạnh đó việc trả lương theo hình thức sản phẩm tạo được tính cạnh tranh trong công việc. Mọi người cố gắng làm việc mang lại lợi nhuận cho Nhà máy cũng chính là mang lại thu nhập cho chính họ. Để tạo hiệu quả cao hơn Nhà máy không chỉ dựa vào sự cố gắng của công nhân mà còn áp dụng thêm một số chế độ khen thưởng nhằm khuyến khích người lao động như thưởng thêm vào lương khi sản phẩm hoàn thành vượt kế hoạch, tạo hình
mẫu gạch mới được khách hàng ưa chuộng, quyết định này đã tạo tinh thần hăng hái làm việc cho người lao động.
Phương pháp phân tích mối quan hệ CVP giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về chi phí của từng sản phẩm, kiểm soát được từng khoản mục chi phí điều chỉnh sự tăng, giảm các chi phí theo sự biến động thị trường. Từ đó có thể cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết để đạt lợi nhuận cao nhất, đồng thời từ sự phân tích này có thể đưa ra dự kiến về sản lượng, doanh thu theo yêu cầu lợi nhuận đặt ra của mỗi doanh nghiệp và đặc biệt là lựa chọn được những sản phẩm có cơ cấu chi phí phù hợp cho việc tập trung phát triển, mở rộng thị trường sản phẩm.