Về công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần - Chi nhánh Hà Nội (Trang 38 - 41)

Để duy trì tiềm lực tài chính của chính chi nhánh, chi nhánh phải không ngừng tăng được nguồn vốn tự có cũng như nguồn huy động được để cho vay. Và đặc biệt, phải có sự cân đối giữa các nguồn để tránh dẫn đến rủi ro thanh khoản khi có rủi ro tín dụng xảy đến, hoặc ngược lại.

Do vậy, Chi nhánh Hà Nội cần:

Tiếp tục đa dạng hoá các hình thức huy động vốn với mức lãi suất, thời gian và phương thức trả tiền cũng như khuyến mãi sao cho đạt được doanh thu từ hoạt động huy động là cao nhất.

Có biện pháp hữu hiệu hơn trong công tác huy động vốn trung và dài hạn ở tất cả các tổ chức kinh tế, tầng lớp dân cư thông qua các hình thức: phát hành các chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng…

3.2 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Hà Nội

Hoạt động chính của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, mà đặc trưng ở đây là huy động tiền nhàn rỗi từ trong dân chúng để cho những người thiếu vốn vay với kỳ vọng thu được gốc và lãi tại một thời điểm xác định trong tương lai. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và dù đã tính toán thật kỹ càng thì vẫn không thể tránh khỏi, mà ta chỉ có thể hạn chế nó. SCB là ngân hàng trẻ, do vậy, vấn đề hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng là mối quan tâm hàng đầu.

3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính cho chính chi nhánh ngân hàng TMCP Sài Gòn

3.2.1.1. Tăng nguồn vốn tự có cho chi nhánh

định sức mạnh và cho thấy qui mô của một ngân hàng. Vốn tự có bao gồm vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Tuy nhiên SCB HN là một chi nhánh cấp 1, và quản lý hoạt động của các phòng giao dịch phía dưới. Để tăng sức mạnh cho ngân hàng, ngân hàng sẽ phải không ngừng mở rộng mạng lưới, và dĩ nhiên, SCB Hà Nội luôn nỗ lực để duy trì được một lượng vốn dồi dào để duy trì khả năng thanh khoản. Tiềm lực về vốn mạnh sẽ là một trong những tiêu chuẩn để tăng trưởng tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng một cách hiệu quả và chất lượng nhất. Đồng thời, đấy cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu, khi SCB nói chung và SCB chi nhánh Hà Nội nói riêng muốn cạnh tranh được không chỉ với các ngân hàng thương mại Việt Nam mà còn cả với các ngân hàng thương mại nước ngoài trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

3.2.1.2 Không ngừng giám sát các khoản nợ quá hạn và thực hiện xử lý nợ tồn động hoặc các khoản nợ nghi ngờ, cần chú ý

Có thể, do mới hình thành và phát triển, nên tại SCB chi nhánh Hà Nội, các khoản nợ trong hạn, nợ nhóm I chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ. Tuy vậy, sang năm 2007, SCB Hà Nội đã bắt đầu xuất hiện các khoản nợ quá hạn, mà đặc biệt ở đây là nợ nhóm III và nhóm IV. Các khoản nợ tồn đọng này nằm ở những dự án không hiệu quả, những doanh nghiệp đã giải thể hoặc hoạt động kém do đó nó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Việc giải quyết nợ tồn đọng sẽ góp phần giải phóng nguồn vốn bị đóng băng, đồng thời,luôn đặt chính mình vào trạng thái cảnh giác với các khoản nợ quá hạn, trong tình trạng có rủi ro tín dụng sẽ giúp ngân hàng luôn đặt mục tiêu an toàn lên trước, tránh tình trạng đẩy tín dụng tăng trưởng quá nóng.

- Khi có nợ quá hạn, cán bộ tín dụng phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra từ đó có biện pháp khắc phục làm giảm thiểu thiệt hại cho Chi nhánh. Nếu xảy ra nợ quá hạn nhưng khách hàng có thiện chí trả nợ, SCB nên đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục khó khăn cho doanh nghiệp, giảm thiệt hại

cho cả hai bên. .

Nếu nhận thấy khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc có ý lừa đảo thì chi nhánh phải ngừng giải ngân và tìm cách thu hồi vốn cho vay.

- Đối với các khoản nợ tồn đọng hoặc khi phát sinh nợ tồn đọng, chi nhánh cần phải tìm biện pháp giải quyết như:

+ Thu nợ trực tiếp từ khách hàng, từ hoạt động bán và khai thác tài sản đảm bảo, thực hiện giãn nợ.

+ Xử lý bằng dự phòng rủi ro

Với tính chất là một ngân hàng thương mại cổ phần, nên khi có các khoản nợ tồn đọng, nợ khó đòi, SCB không thể có được nguồn trợ cấp từ NHNN, và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Do vây, thận trọng trong cho vay và kiểm soát quá trình thực hiện vốn vay là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu đối với một ngân hàng như SCB.

3.2.1.3. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu

Việc trích lập dự phòng được chấp hành theo đúng quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quy định số 18/2007/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của NHTM.

Do vậy, định kỳ hàng quý, trong thời gian 15 ngày làm việc đầu tiên, ngân hàng phải tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Để tránh tình trạng làm không đúng dẫn đến chênh lệch như cuối năm 2005, ngân hàng nên thực hiện theo đúng quy định nhưng không quá cứng nhắc, nên linh hoạt trong việc đánh giá rủi ro tiềm ẩn của từng khoản vay. Ngoài ra, ngân hàng chỉ được sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất do các khoản vay nhóm 5 gây nên sau khi đã thương thảo với khách hàng và phát mại tài sản đảm bảo mà không đủ. Đồng thời, khi trích lập dự phòng rủi ro, chi nhánh vẫn phải tiếp tục thu hồi các khoản nợ xấu mà không cho khách hàng biết.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần - Chi nhánh Hà Nội (Trang 38 - 41)