Nhiễu giao thoa liên sóng mang, được định nghĩa là xuyên nhiễu (crosstalk) giữa các sóng mang phụ của cùng một frame FFT (trong miền tần số). ICI phá hủy tính trực giao của sóng mang. Nhiễu ICI được loại bỏ hoàn toàn nhờ sử dụng tập tần số trực giao làm tập tần số của các kênh phụ.
3.15 Dung lượng kênh vô tuyến
Dung lượng của kênh cho ta biết tốc độ tối đa của tín hiệu có thể truyền được qua kênh mà không bị lỗi. Do vậy dung lượng kênh sẽ phụ thuộc vào bề rộng băng tần của kênh và các tác động của các loại nhiễu. Phần này sẽ trình bày vắn tắt các khái niệm về dung lượng kênh của Shanon.
3.15.1 Lý thuyết về dung lượng kênh số của Shannon
Giả thiết máy phát phát đi trùm tín hiệu là U1 ={a1,a2,...,aN }, khi đó lượng
tin (entropy) của khối tin này được tính là
H(U1) = ∑ = N l a p a p 1 1 2 1)log ( ) ( (2.34)
Trong đó p(a1) là xác suất xảy ra sự kiện mẫu tin a1 được truyền đi. Lượng tin )
(U1
H do vậy co tính chất 0≤H(U1)≤log2(N).
Lượng tin mất mát khi phát đi mẫu tin a1 nhưng lại nhận được mẫu tin b1 là ) / ( ) , (a1 b1 p a1 b1 p
− , với -p(a1,b1) là xác suất liên hợp, còn p(a1/b1) là xác suất điều kiện. Tổng lượng tin mất mát là:
) / (U1 U2 H = ( , ')log ( / ') ' 2 1 l l l N l N l l b P a b a p ∑∑ = − (2.35)
Thông lượng kênh tương ứng với lượng tin không bị thất thoát
C= max {H(U1)- H(U1/U2)} (2.36)
Thông lượng kênh là tốc độ truyền dữ liệu lớn nhất không lỗi qua một kênh truyền dẫn cho trước.
Trong trường hợp kênh không nhiễu thì lượng tin thất thoát bằng không, có nghĩa là )
/ (U1 U2
Với định nghĩa trên, Shannon đã đưa ra giới hạn trên của tốc độ dữ liệu của một kênh truyền dẫn vật lý. Giới hạn này là nền tảng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như lý thuyết mã kênh, lý thuyết điều chế, và lý thuyết thông tin.
Lý thuyết về lượng thông lượng kênh của Shannon cho chúng ta biết tỉ lệ lỗi bít của tín hiệu nhận được có thể được giảm đến một mức nhỏ tùy ý bằng các kỹ thuật mã kênh và kỹ thuật điều chế, chừng nào mà tốc độ tín hiệu vẫn còn nhỏ hơn thông lượng kênh
3.15.2 Thông lượng kênh tương tự có băng tần giới hạn
Shannon đã đưa ra lý thuyết về thông lượng của một kênh truyền dẫn có băng tần giới hạn như sau:
“Thông lượng của một kênh với bề rộng băng tần là B và bị can nhiễu trắng với tỉ số của công suất tín hiệu trên tạp âm trung bình là
n S P P được tính bởi : C = log(1 ) Blog(1 SNR) P P B n S = + + (2.38)
Nếu tỉ lệ công suất tín hiệu trên tạp âm được tính bằng dB, thì thông lượng kênh được gần đúng hóa bằng công thức sau:
C B
3 1
≈ SNRdB (2.39)
3.16 Kết luận chương
Chương này trình bày về các khái niệm cơ bản trong kênh truyền vô tuyến, về cái mà chúng ta ước lượng trong đồ án này. Chương tiếp theo sẽ là nội dung chính của đồ án này, các kĩ thuật ước lượng kênh truyền và nội suy.
CHƯƠNG 4 ƯỚC LƯỢNG KÊNH TRUYỀN TRONG HỆ THỐNG OFDM 4.1 Giới thiệu chương
Trong chương này sẽ trình bày về kĩ thuật ước lượng kênh truyền trong hệ thống OFDM. Phần đầu tiên sẽ là giới thiệu một số kĩ thuật ước lượng kênh truyền khác nhau và phần cuối cùng sẽ giới thiệu một vài phương pháp nội suy. Tiếp theo sẽ là phần mô phỏng.
Ước lượng kênh truyền trong đồ án này được thực hiện theo 3 bước. Bước đầu tiên được thực hiện trên kí tự OFDM chứa kí hiệu pilot, bước thứ hai sẽ thực hiên trên kí tự OFDM không chứa kí hiệu pilot và cuối cùng là nội suy trong miền