Công ty cổ phần Long Sơn thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới
3.1.1.Phương hướng chung
Giai đoạn từ nay đến năm 2010 Công ty cổ phần Long Sơn vẫn cần duy trì và lựa chọn sử dụng công nghệ truyền thống như hiện nay, đồng thời cần kết hợp đi nhanh vào công nghệ tiên tiến, tiếp nhận công nghệ hiện đại ở những khâu quan trọng nhằm khắc phục dần sự mất dần về lợi thế so sánh về vị trí thuận lợi về vị trí và giá nhân công rẻ so với Công ty trong và ngoài nước.
Từ nay đến năm 2010, Công ty sẽ hiện đại hóa từng bước trong từng khâu quan trọng, đồng thời kết hợp với đầu tư mở rộng để tăng năng lực sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm. Công ty cố gắng hiện đại hóa máy móc thiết bị, đổi mới quy trình công nghệ gắn liền với bảo vệ môi trường, phấn đấu đến năm 2010 áp dụng thực hiện hệ thống quản lý ISO 14000 về bảo vệ môi trường.
Xây dựng và phát triển thương hiệu riêng cho sản phẩm giầy dép các loại của Công ty.
Mở rộng quan hệ với các đối tác kinh doanh xuất nhập khẩu trong và ngoài nước.
Tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
Bên cạnh đó còn có phương hướng đào tạo nhân lực theo xu thế hiện đại của thế giới. Phương thức đào tạo tiến hành đa dạng hóa: đào tạo tại chỗ kết hợp kèm cặp ở Công ty, tại nơi sản xuất; kết hợp đào tạo chính quy tại
các trung tâm, các trường trong nước và các trường dạy nghề ở nước ngoài.
Một số chỉ tiêu cụ thể trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Long Sơn:
Bảng 3.1.Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2008 - 2010
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Sản phẩm Đôi 1.750.000 2.200.000 2.750.000 Doanh thu 1000VNĐ 20.000.000 25.000.000 31.250.000 Chi phí sản xuất 1000VNĐ 19.675.000 24.593.750 30.742.187 Lợi nhuận 1000VNĐ 325.000 406.250 507.812,5 Lao động Người 2.250 2.850 3.500
(Nguồn : Phòng Kế toán - Tài vụ Công ty cổ phần Long Sơn)
3.1.2.Giải pháp thực hiện
Giải pháp về nguồn vốn:
- Huy động thêm vốn từ các cổ đông và ngân hàng thương mại
- Sử dụng và khai thác có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh hiện có. Đồng thời quản lý nguồn vốn chặt chẽ hơn nữa, tránh thất thoát vốn, đảm bảo vốn cho vận hành hoạt động sản xuất, gia công giầy dép xuất khẩu nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của Công ty trong thời gian tới.
Giải pháp về kênh phân phối: Trong thời gian qua, nhìn chung hoạt động nghiên cứu tình hình cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu của Công ty còn hạn chế, Công ty chưa có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, chưa nắm bắt được những thay đổi trong nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ở thị trường mục tiêu, hơn nữa lại chưa tạo dựng được hình ảnh riêng cho Công ty. Trong thời gian tới, Công ty có kế hoạch mở thêm các đại lý nhỏ tại một số nước châu Âu, từ các đại lý nhỏ này Công ty có thể bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng ở nước ngoài, thu thập thông tin phản
hồi từ phía người tiêu dùng dễ dàng hơn. Từ đó có căn cứ, cơ sở cho hoạch định kế hoạch, chiến lược cho giai đoạn tiếp theo.
Giải pháp về công nghệ: đầu tư mua sắm thiết bị máy móc hiện đại, thích hợp với hoạt động sản xuất, gia công hiện tại của Công ty.
3.2.Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn
3.2.1.Tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho Công ty cổ phần Long Sơn
3.2.1.1.Các công cụ cạnh tranh Công ty cổ phần Long Sơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới
- Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ - Giá cả hàng hóa, dịch vụ
- Phương thức phục vụ và thanh toán trong sản xuất kinh doanh - Chữ tín
- Văn hóa Công ty
3.2.1.2.Các yếu tố tác động đến việc xây dựng lợi thế cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn
- Bầu không khí trong nội bộ Công ty - Sức sinh lời của vốn đầu tư
- Năng suất lao động
- Lợi thế về chi phí và khả năng hạ giá thành sản phẩm - Chất lượng sản phẩm
- Kinh nghiệm kinh doanh của Công ty trên thương trường - Vị trí cạnh tranh của Công ty trên thị trường