Ngành Da Giầy Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Long Sơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới (Trang 29 - 30)

2.1.1.Bối cảnh chung ngành Da - Giầy Việt Nam

Ngành Da - Giầy Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế nước ta phát triển. Da - Giầy là một trong ba ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với

khoảng 240 doanh nghiệp đang hoạt động, ngành Da - Giầy đang là một ngành xuất khẩu mũi nhọn, thu hút khoảng 500.000 lao động hàng năm.

Hiện nay ngành Da - Giầy Việt Nam đứng thứ tư trong số 8 nước xuất khẩu trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia, thế nhưng 90% sản phẩm của giầy da Việt Nam là hàng gia công.Kim ngạch xuất khẩu của ngành Da - Giầy vẫn đạt mức tăng trưởng đều đặn hàng năm.Tuy nhiên theo các chuyên gia, hiện nay ngành này đang phải đối mặt với bài toán hóc búa về thương hiệu, chiến lược phát triển và mất dần lợi thế.

Công ty cổ phần Long Sơn là một doanh nghiệp trẻ của ngành Da - Giầy Việt Nam cũng đang có được rất nhiều thuận lợi và phải đối mặt với không ít những thách thức do sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Để có thể đứng vững và không ngừng phát triển, Công ty đang tiếp tục duy trì và hoàn thiện chiến lược kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu chiến lược trong từng thời kỳ nhất định.

Thuận lợi và khó khăn của ngành Da - Giầy Việt Nam nói chung và của Công ty cổ phần Long Sơn nói riêng trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới và khu vực:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Long Sơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới (Trang 29 - 30)