3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu giày dép củaChi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà
TƯ PHÚ LÂM – XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ 1 Định hướng xuất khẩu ngành da giày đến năm
1. Định hướng xuất khẩu ngành da giày đến năm 2010
Ngành da giày được xếp thứ 3 trong 7 nhóm ngành hàng giai đoạn 2001-2005 và xếp thứ 4 trong 6 nhóm ngành hàng giai đoạn 2006-2010 được ưu tiên xuất khẩu. Trong quy hoạch phát triển ngành da giày tới năm 2010, ngành da giày đưa ra chỉ tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 3,1 tỷ USD năm 2005 và phấn đấu đạt 6,2 tỷ USD năm 2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20-22%.
Mục tiêu ngành da giày đặt ra là: Phát triển công nghiệp da giày đến năm 2010 là ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu, giải quyết việc làm, nâng cao khả năng cạnh tranh, chuyển mạnh từ gia công sang mua nguyên liệu - bán thành phẩm, đồng thời chủ động hơn về nguyên phụ liệu. Riêng đối với ngành giay dep, mục tiêu đặt ra đến năm 2010 là trở thành một ngành kinh tế quan trọng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, đồng thời đảm bảo cho các doanh nghiệp giầy dép phát triển bền vững với công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9000, quản lý môi trường đáp ứng ISO 14000. Cụ thể đến năm 2010, ngành sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 6,2 triệu USD, giải quyết việc làm cho 820.000 lao động,
Bảng 13. Mục tiêu sản lượng và giá trị xuất khẩu của toàn ngành da giày Việt Nam (2005-2010)
2010 2005
Giày dép các loại
(Đơn vị: 1.000 đôi)
Tổng sản lượng 470.000 720.000 Xuất khẩu 427.700 655.200
Cặp, túi xách
(Đơn vị: 1.000 đôi)
Tổng sản lượng 51.700 80.700
Xuất khẩu 50.500 78.470
Da thành phẩm
(Đơn vị: 1.000 sqft)
Tổng sản lượng 40.000 80.000
Xuất khẩu 25.000 65.000 Tổng XK(Triệu USD) 3.100 6.200 Nguyên liệu Da thuộc: Chỉ tiêu Ðơn vị tính 2005 2010 1. Da thuộc 1.000 sqft 28.000 56.000 - Da cật 1.000 sqft 29.930 40.600 - Da váng 1.000 sqft 7.070 15.400 2. Da nguyên liệu tấn 23.660 40.460
- Da trâu bò (nội địa) tấn 19.460 26.110
- Da bò muối (nhập) tấn 2.800 11.900
- Da váng (nhập) tấn 1.400 2.450
Nguyên vật liệu chủ yếu:
- Giả da triệu yard 30 45
- Vải các loại triệu yard 50 77,5
- Ðế Triệu đôi 275 408 - Keo tổng hợp tấn 3.276 5.000 - Phụ liệu tấn 20.617,5 49.480 Lao động: Lao động ( người) 2005 2010 Giày dép 232.000 311.000 Túi xách 13.400 21.000 Vốn:
Ðơn vị tính (triệu USD) 2005 2010
Sản phẩm 3.679.000 3.679.000
Nguyên vật liệu 1.619.000 1.472.000
Giai đoạn từ nay đến năm 2010 ngành da giày Việt Nam vẫn cần duy trì và lựa chọn sử dụng công nghệ truyền thống như hiện nay,đồng thời cần kết hợp đi nhanh vào công nghệ tiên tiến, tiếp nhận công nghệ hiện đại ở những khâu quan trọng nhằm khắc phục nguy cơ chững lại, xuống dốc của ngành khi mất dần lợi thế so sánh về vị trí địa lý thuận lợi và giá nhân công rẻ. Từ nay đến năm 2010, thay dần trang thiết bị lạc hậu hết khấu hao, hiện đại hoá từng bước trong từng khâu quan trọng, đồng thời kết hợp với đầu tư mở rộng để tăng năng lực sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm. Việc đầu tư mở rộng cần được thực hiện chủ yếu trong các khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp chuyên ngành. Đẩy mạnh chương trình chế tạo các thiết bị, phụ tùng chuyên ngành trên địa bàn thành phố và trong cả nước. Công việc này cần tiến hành trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan theo phương thức hợp tác, liên doanh hoặc đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài (FDI). Đối với những công nghệ hiện đại cần có sự chuyển giao từ nước ngoài. Mặt khác các doanh nghiệp cũng cần chủ động phát động, đẩy mạnh các hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Trong đầu tư công nghệ, thiết bị máy móc các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó phải
tuân thủ các quy trình đánh giá tác động môi trường của mốt công trình đầu tư mới. Phấn đấu đến cuối năm 2010, hầu hết các doanh nghiệp da giày Việt Nam áp dụng thực hiện hệ thống quản lý ISO 14000 về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó cần có phương hướng đào tạo nhân lực theo xu thế hiện đại của thế giới. Phương thức đào tạo tiến hành đa dạng hoá: Đào tạo tại chỗ kết hợp kèm cặp ở doanh nghiệp, tại nơi sản xuất; Kết hợp đào tạo chính quy tại các trung tâm, các trường trong nước với đào tạo tại nước ngoài đối với những ngành nghề trong nước chưa có hoặc đã có nhưng còn yếu kém. Mở ra nhiều ngành chuyên sâu, có giá trị thực tiễn cao. Trong thời gian trước mắt cần ưu tiên các ngành nghề: thiết kế mẫu mốt, kỹ thuật sản xuất giày, kỹ thuật sản xuất da thuộc bởi đây là những ngành nghề có vai trò quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Cần thành lập các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài (FDI), tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giày xuất khẩu được tham gia thị trường tài chính; giảm dần hình thức cho vay bằng thiết bị máy móc vật tư trong đầu tư gián tiếp hiện nay bằng góp vốn bằng tiền mặt. Trong thời gian tới ngành da giày Việt Nam cần mạnh dạn mở rộng việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư ở khu vực Châu Âu và một số Quốc gia có trình độ phát triển ngành da giày cao và tích cực tham gia Tổ chức quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế cho Việt Nam thông qua các quỹ hỗ trợ chính thức (ODA).
Quy hoạch ngành giầy dép khuyến khích mọi thành phần tham gia đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành giày dép, kết hợp công nghiệp chế biến da với chăn nuôi công nghiệp-giết mổ tập trung; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất các sản phẩm giầy dép, đồ da để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; xây dựng các khu công nghiệp tập trung có đủ điều kiện về hạ tầng và xử lý môi trường để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư. Sản xuất và đầu tư ngành giầy dép trên toàn quốc được bố trí thành 3 vùng, nhằm tạo sự phát triển cân đối theo vùng và lãnh thổ để tận dụng lợi thế về nhân
công, nguồn nguyên liệu, đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế theo từng giai đoạn. Cũng theo quy hoạch, tổng vốn đầu tư ngành giầy dép giai đoạn 2006-2010 dự kiến là 9.153,50 tỷ đồng, trong đó đầu tư chiều sâu 1.844,20 tỷ đồng, đầu tư phát triển lĩnh vực thuộc da 604,0 tỷ đồng. Ngoài ra, dự kiến ngành còn thu hút 347,76 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, liên kết, thành lập công ty cổ phần, phát hành cổ phiếu, trái phiếu thông qua thị trường chứng khoán.