III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 7.876.703.513 609.454
1. Về sản phẩm
10.840 đ/kg 6 Ông tiên S1 37,5 Túi 5kg 54.500 đ/túi 10.900 đ/kg
6 Ông tiên S1 37,5 Túi 5kg 54.500 đ/túi 10.900 đ/kg
Bao 25kg 268.500 đ/bao
10.740 đ/kg
2. Về thị trường
Ngay từ khi thành lập, công ty đã chủ trương chia thị trường của mình theo tiêu thức địa lý. Theo đó, thị trường được phân thành các vùng, các tỉnh và tuỳ từng tỉnh có thể phân nhỏ thêm thành các huyện hoặc nhóm huyện. Mỗi nhân viên thị trường phụ trách một khu vực thị trường nhất định dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh. Hiện nay, thị trường của công ty được chia thành các chi nhánh như sau, mỗi chi nhánh là một trung tâm phân phối của một khu vực, bao gồm:
_ Chi nhánh Hải Phòng, gồm các tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh.
_ Chi nhánh Hà Nội, gồm các tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu.
Chi nhánh Nam Định, gồm các tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu.
_ Chi nhánh Nghệ An gồm các tỉnh: Nghệ An, Đồng Tháp, Quy Nhơn, Huế, Đà Nẵng, Tây Nguyên và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Mạng lưới phân phối sản phẩm của công ty hiện đã có mặt tại 50/64 tỉnh, thành phố trong cả nước và được thực hiện theo 3 kênh: đại lý cấp 1, đại lý cấp 2 và bán lẻ. Năm 2007, công ty có 50 đại lý cấp 1 và trên 5000 đại lý cấp 2 và dự kiến con số này sẽ tăng lên gấp đôi trong năm 2008.
III. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty
Qua 8 năm xây dựng và phát triển, từ một xưởng sản xuất ban đầu với 20 công nhân, thiết bị nhỏ bé, chắp vá, đến nay công ty đã trở thành một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thức ăn gia súc với sản lượng tiêu thụ 7000 tấn đậm đặc và trên 3000 tấn hỗn hợp/tháng, doanh số trên 50 tỷ đồng/tháng, tỷ suất lợi nhuận trung bình hàng năm đạt 20%
Cụ thể tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua như sau:
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1. Tổng doanh thu 505.466.161 688,091,961 795,183,960
2. Giá vốn hàng bán 387,680,496 422,644,280 473,071,907 3.Thuế và các khoản
nộp nhà nước 22,615,699 21,590,731 22,080,133
4. Lợi nhuận sau thuế
18,471,732 8,029,154 6,988,000
Nguồn: Phòng tài chính kế toán.
Từ những số liệu trên cho thấy, doanh thu của công ty liên tục tăng qua các năm, doanh thu năm 2006 tăng 1.36 lần so với năm 2004, doanh thu năm
2007 tăng 1.15 lần so với năm 2006. Tuy nhiên chi phí về giá vốn hàng bán cũng tăng với tỷ lệ tương ứng.
Biểu đồ 2.1: Doanh thu, lợi nhuận qua các năm.
Năm 2006 doanh thu tăng so với năm 2005 nhưng lợi nhuận lại giảm 1.05 lần so với năm 2005 do là do công ty đã đầu tư mạnh trong việc nâng cấp cơ sở vật chất, máy móc thiết bị nhằm có thể cung cấp các sản phẩm chất lượng ngày càng cao, giá hạ.
Năm 2007, lợi nhuận tiếp tục bị giảm và giảm 1.16 lần so với năm 2006. Nguyên nhân là do năm 2007 là một năm cực kỳ khó khăn đối với công ty nói riêng và với toàn ngành thức ăn chăn nuôi gia súc nói riêng. Đó là các khó khăn sau:
_ Dịch bệnh: Từ đầu năm 2007, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm xuất hiện ở hầu hết các tỉnh phía Bắc và diễn biến phức tạp, làm thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi.
+ Bệnh PRRS (Hội chứng suy hô hấp và sinh sản ở lợn hay còn gọi là bệnh tai xanh) đầu tiên xuất hiện tại Hải Dương sau đó lan sang các tỉnh lân cận và hầu hết các tỉnh phía Bắc. Bệnh có tốc độ lây lan phát triển thành
dịch nhanh. Đây là một loại bệnh mới do vi–rút gây ra nhưng Việt Nam chưa có vac–xin phòng và ngành thú y cũng chưa có phác đồ điều trị hiệu quả. Vì vậy số lượng lợn, nhất là lợn nái bị chết nhiều, có trang trại bị chết 100% lợn (200 – 300 con), người chăn nuôi bị thiệt hại quá lớn.
Các tỉnh bị thiệt hại nặng do bệnh tai xanh gồm: Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá, Quảng Ninh (số lợn bị chết hoặc bán chạy chiếm khoảng 40% tổng đàn).
+ Dịch cúm gia cầm: Khác với quy luật mọi năm dịch xuất hiện vào mùa đông, năm 2007 dịch cúm gia cầm xuất hiện từ tháng 3 và đã lan ra khoảng 26 tỉnh thành trong cả nước.
Do ảnh hưởng đồng thời của 2 dịch bệnh trên nên tổng số đầu gia súc, gia cầm tại các tỉnh bị giảm nhanh chóng. Số đầu lợn thời điểm tháng 6/2007 chỉ bằng khoảng 60% so với số đầu lợn tháng 12/2006, thậm chí các tỉnh như Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Nam Định, Hưng Yên chỉ còn dưới 50%. Do đó nhu cầu về thức ăn chăn nuôi trên thị trường bị giảm khoảng 40%.
_ Biến động giá lương thực: Từ đầu năm 2007, đặc biệt là sau tết Đinh hợi, giá các loại lương thực trên thị trường tăng cao: Ngô hạt tăng 50%, thóc tăng 35% so với cuối năm 2006. Trong khi đó giá thịt lợn không tăng. Do đó người chăn nuôi không có lãi, thậm chỉ lỗ nếu chỉ sử dụng sản phẩm hỗn hợp.
_ Biến động giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi: Các nguyên liệu sản xuất hầu hết phải nhập khẩu. Từ cuối năm 2006, giá nhập khảu bột đậu tương và các nguyên liệu phụ gia đều liên tục tăng. Khô đậu tương (chiếm 75% thành phần đậm đặc) tăng 2.000đ/kg, lysine tăng 20.000đ/kg, bột thịt tăng 2.000đ/kg… Tuy vật các nhà máy thức ăn gia súc chỉ tăng giá tối đa là 1.500đ/kg.
Xuất phát từ những khó khăn trên, việc tiêu thụ các sản phẩm thức ăn chăn nuôi của hầu hết các Công ty lớn đều bị giảm sút, các hãng sản xuất nhỏ đều phải đóng cửa vì không cân đối được giá thành.
Để có thể nhận định rõ hơn mà những kết quả mà công ty thu được và hạn chế còn vướng mắc, cần phải phân tích cụ thể thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty để có thể đưa ra được những giải pháp kịp thời và đúng đắn giúp công ty tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm.