Đầu tư vào khoa học công nghệ:

Một phần của tài liệu Thực trạng của hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 33 - 35)

II. Tình hình đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hìn hở Việt Nam:

2. Đầu tư vào tài sản vô hình:

2.2. Đầu tư vào khoa học công nghệ:

Trong sản xuất kinh doanh bí quyết công nghệ luôn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, vì vậy cần phải đầu tư vào công nghệ để tìm ra

những công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát mới đây tại 1.200 DN Việt Nam của Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ), chỉ có khoảng 0,1% doanh thu hàng năm của DN được dành cho đổi mới công nghệ, thiết bị. Việc nhập khẩu công nghệ hàng năm của các DN VN cũng chỉ dưới 10% tổng kim ngạch nhập khẩu và chỉ bằng 1/4 của các nước phát triển. Vì hạn chế trong đổi mới công nghệ, thiết bị của DN nên dẫn đến sản phẩm kém đa dạng, kém cạnh tranh.

Nước Nhật thua ta trong tất cả mọi điều kiện, tài nguyên vô cùng thiếu thốn, nhưng họ đi lên bằng công nghệ cao. Với Việt Nam, chủ trương thì nói nhiều nhưng làm thì chưa đáng kể, hiệu quả thấp bởi không có những bước đi cụ thể. Hiện 5 công ty lớn của thế giới như Intel, Renesas, Campal, Samsung, Foxcon (Hồng Hải) đã quyết định đầu tư gần 10 tỉ USD vào Việt Nam để thiết kế và sản xuất vi mạch, máy tính, điện thoại di động, thiết bị viễn thông... Chính từ đây đã dấy lên một làn sóng đầu tư mới vào nước ta để sản xuất, xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ chất lượng cao về công nghệ thông tin.

Trong năm 2005, Tổng cục Thống kê đã tiến hành điều tra về các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam, nhằm đánh giá đầy đủ hơn về khả năng và tiềm lực KHCN của khối doanh nghiệp công nghiệp, lực lượng tạo ra khoảng 30,3% tổng sản phẩm trong nước (GDP) nói chung. Các số liệu về hoạt động khoa học-công nghệ của các doanh nghiệp cho thấy các nguồn lực (cán bộ nghiên cứu và đầu tư) dành cho nghiên cứu khoa học và công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam vẫn ở mức thấp. Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: Phần lớn các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2 - 3 thế hệ, 80 - 90% công nghệ chúng ta đang sử dụng là công nghệ ngoại nhập trong đó 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ 1960 - 1970, 75% số thiết bị đã hết khấu hao. Tính chung cho các DN, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, mức trung bình 38%, lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 52%. Đặc biệt ở khu vực sản xuất nhỏ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 70%. Trong khi đó các DN đầu tư đổi mới công nghệ ở mức thấp, tính ra chi phí chỉ khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu. Con số này ở Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10%.

Đánh giá của Bộ Khoa và & Công nghệ thì năng lực đổi mới công nghệ là “loại năng lực yếu nhất” của các DN Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong giai đoạn 2001-2005, đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ chỉ chiếm 2,3% tổng vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp, tương đương 2.630 tỷ đồng. Mức đầu tư cho khoa học công nghệ trong nông nghiệp mới chỉ chiếm 0,1% GDP. Tỷ lệ này chỉ bằng 1/4 đến 1/7 so với các nước trong khu vực. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết để thúc đẩy nông nghiệp đạt được các mục tiêu đề ra,

mức đầu tư cho khoa học công nghệ trong nông nghiệp cần được nâng lên 0,3-0,5% GDP. Trong năm nay, Bộ dự kiến tiến hành giải ngân hơn 600 tỷ đồng vốn nghiên cứu và hơn 200 tỷ đồng vốn chuyển giao.

Nước ta phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ công nghệ sản xuất còn lạc hậu. Để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt trong xu thế hội nhập, doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ và biết đánh giá công nghệ. Dựa trên các số liệu báo cáo tổng kết, có rất ít doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu KHCN vượt quá 0,25% tổng doanh thu hàng năm, trong khi ở nhiều tập đoàn, công ty sản xuất kinh doanh của các nước, tỷ lệ này thường là từ 5-6%. Mặc dù Nhà nước đã dành những ưu tiên nhất định, cố gắng tăng tỉ lệ đầu tư cho khoa học công nghệ từ nguồn ngân sách Nhà nước, năng lực nghiên cứu của nhiều tổ chức khoa học, công nghệ được nâng lên rõ rệt, nhưng việc đầu tư này không đồng đều. Như vậy, công nghệ mới cho doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết giúp họ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.

Qũy Khoa học công nghệ quốc gia ra đời tháng 2/2008. Theo đánh giá của các nhà khoa học, Quỹ Phát triển KH-CN là một bước tiến trong chính sách phát triển KH-CN. Với 200 tỷ đồng/năm và có thể nhiều hơn cho các năm sau cùng với sự huy động đóng góp nguồn vốn ngoài ngân sách như các khoản đóng góp tự nguyện, hiến tặng của các tổ chức và cá nhân trong nước và quốc tế, quỹ hứa hẹn sẽ là “đòn bẩy” cho nhiều công trình, dự án khả thi mang lại nhiều thành tựu. Ngoài ra, Bộ KH-CN cũng đang chủ trì hoàn thiện dự thảo quy định tài trợ nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực khoa học.

Một phần của tài liệu Thực trạng của hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w