Tăng cường công tác giám sát các món vay và kiểm tra nội bộ

Một phần của tài liệu Những lý luận cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng (Trang 56 - 58)

2. Về công tác nghiệp vụ

2.4. Tăng cường công tác giám sát các món vay và kiểm tra nội bộ

Những kết quả của quá trình phân tích, thẩm định đối với khách hàng và phương án vay vốn vẫn chỉ là giả thiết dựa trên quá trình hoạt động của khách hàng. Do đó, sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết, nhân viên tín dụng phải giám sát hoạt động kinh doanh và việc sử dụng tiền vay của khách hàng. Trong quá trình giám sát, nhân viên tín dụng cần lưu ý: Vốn vay có được sử dụng đúng với mục đích hay không? Khả năng sinh lời của đồng vốn như thế nào? Những rủi ro nào có thể xay ra đối với người vay? Người vay có khả năng trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn hay không?

Trong quá trình trên, nếu những dấu hiệu của rủi ro tín dụng được phát hiện thì nhân viên tín dụng phải tìm ra nguyên nhân để từ đó đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu thiệt hại có thể xay ra đối với Ngân hàng. Nếu phát hiện ra những hiện tượng khách hàng có chủ ý gian lận thì phải ngừng ngay việc cấp tín dụng, nếu đó chỉ là những khó khăn tạm thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì nhân viên tín dụng nên tìm biện pháp hỗ trợ. Ngân hàng cần phải phân chia trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng người, nâng cao trách nhiệm của họ trong công tác. Qua đó, quá trình giám sát tiền vay có thể được thực hiện tốt hơn. Bên cạnh việc nhân viên tín dụng tăng cường giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng cần phải được quan tâm. Kết quả của công tác kiểm tra nội bộ phải được cung cấp

đều đặn và thường xuyên tới đội ngũ lãnh đạo của Ngân hàng. Ban kiểm soát nội bộ thực hiện công tác giám sát chung hoạt động của tất cả các nhân viên trong Ngân hàng. Kiểm soát viên có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ khách hàng, việc chấp hành kế hoạch tín dụng của người vay, công tác tính toán và thu hồi nợ, tài sản thế thấp... để phát hiện kịp thời những thiếu sót về nghiệp vụ, thủ thuật của khách hàng hoặc khả năng câu kết của nhân viên tín dụng với khách hàng.

Rủi ro tín dụng xảy ra khi người vay không hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho Ngân hàng như đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Dù do bất kỳ nguyên nhân nào thì nó đều có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của Ngân hàng và nền kinh tế. Do đó rủi ro tín dụng là một vấn đề cần phải được quan tâm nghiên cứu, đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp. Sau quá trình thực tập và tìm hiểu về hoạt động tín dụng, vấn đề quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng HABUBANK. Những giải pháp đó chỉ là những ý kiến nhỏ góp phần xây dựng và hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng HABUBANK nói riêng và hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung. Do còn nhiều hạn chế về thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức thực tế nên chuyên đề không tránh được những thiếu sót.

Một phần của tài liệu Những lý luận cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w