a. Kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hoá của công ty. * Kết quả tiêu thụ theo thị trường .
Mỗi doanh nghiệp khi tung ra sản phẩm hàng hoá của mình ra thị trường đều phải xác định cho những sản phẩm đó có các thị trường mục tiêu, thị trường trọng điểm, đó là thị trưòng mà hàng hoá của doanh nghiệp bán ra sẽ thoả mãn nhu cầu khách hàng.
Phân tích tình hình bán hàng theo thị trường nhằm thấy được sự tăng giảm và xu hướng biến động cuả nhu cầu trên mỗi khu vực nhất định, từ đó hạch định được chiến lược phát triển đúng đắn cho từng thị trường. Bên cạnh
đó để phát triển cũng nhằm giúp doanh nghiệp xác định được mặt hàng chiến lược cho từng thị trường cụ thể.
Kết qủa tiêu thụ theo thị trường
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm2007 2006/2005 2007/2006
Doan h số Tỷ trọng Doan h số Tỷ trọng Doan h số Tỷ trọng Chên h lệch % Chên h lệch % Tổng doanh số tiêu thụ 4873 100 4.933 100 5.121 100 60 101,23 188 103,81 Thị trường miền Nam 2.956 60,66 3.001 60,84 3.265 63,76 45 101,52 264 108,79 Thị trường miền Bắc 1.917 39,34 1.932 39,16 1.856 36,24 15 100,78 (-76) 96,07
Năm 2006 mức tiêu thụ hàng hoá ở miền Nam tăng 1,52% so với năm 2005, thị trường miền Bắc cũng tăng 0,78% năm 2006 so với năm 2005. Xem xét chung ta thấy, so với năm 2005 thì mức tiêu thụ năm 2006 ở hai thị trường miền Nam và miền Bắc đều tăng. Đi sâu phân tích ta nhận thấy:
Mức tiêu thụ ở miền Namtăng là do năm 2006 Nhà nước thực hiện nhiều chương trình nhằm hỗ trợ sự phát triển của khu vực này. Bên cạnh đó là do công ty có chiến lược cụ thể để xâm nhập vào thị trường này, trong khi đó ở thị trường này lại bao gồm cả khu vực TP HCM có dân cư đông đúc, có nền kinh tế phát triển nhất khu vực này, tập trung nhiều trung tâm thương mại các cơ sở sản xuất kinh doanh. Do đó tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị trường và phát triển rộng rãi ở Miền Nam, công ty đã cung cấp các dịch vụ thông tin kịp thời tạo được sự tin dùng của khách hàng. Cùng với thị trường miền Nam trong năm 2006 này ở thị trường miền Bắc doanh số cũng gia tăng. Công ty đang dần tìm cách xâm nhập thị trường này để có thể biến thị trường này thành thị trường trọng điểm.
Sang năm 2007 thị trường miền Nam đạt mức tăng 8,79% một phần là do kết quả sau những cố gắng của công ty nhằm mở rộng và khai thác thị trường đầy tiềm năng này, bên cạnh đó cũng là do ảnh hưởng tích cực của những chính sách của Nhà nước đã có những ưu tiên và hỗ trợ cho công ty nâng cấp trang thiết bị. Do đó thị trường miền Bắc có điều kiện phát triển nhanh hơn tương ứng với số tiền là 264 triệu đồng. Có thể nói công ty cần quan tâm và chú trọng hơn trong việc đầu tư vào thị trường này vì nó góp phần rất lớn vào tăng doanh thu bán hàng của công ty.
Nhưng sang năm 2007 này thị trường miền Bắc giảm 76 triệu đồng (tương ứng giảm 3,93%). Trong thời gian này, sản phẩm tiêu thụ chính ở thị trường này chủ yếu là những sản phẩm thông thường, không có hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm máy móc thiết bị hiện đại hầu như không tiêu thụ được do đó làm giảm doanh số tiêu thụ cuả công ty, làm giảm doanha thu ở thị trường miền Bắc này. Một số cơ sở của công ty nằm trong khu vực này cũng phải chịu hậu quả của những ảnh hưởng trên, do vậy đã làm ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng của đơn vị này.
Xem xét một cách tổng thể về khuynh hướng biến động và tình hình thực hiện doanh số bán ra của cả hai thị trường trên ta thấy nhu cầu về các sản phẩm có xu hướng tăng mạnh, điều đó phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội. Nhưng nếu chri xét tình hình thực hiện trong những năm qua thì phần lớn khối lượng hàng hoá tiêu thụ được thực hiện ở thị trường miền Bắc.
* Kết quả tiêu thụ theo mặt hàng chủ yếu.
+ Phân tích doanh số bán ra và khuynh hướng biến động của nó so với nhu cầu xã hội và khả năng của công ty.
Kết quả tiêu thụ theo mặt hàng chủ yếu.
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006
Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Chênh lệch -% Chênh lệch % Notebook 4827 48,82 5392 49,3 5932 50,26 565 111,7 540 110,01 DVDRW, HDD, RAM, Card 10/100MB.. 3952 39,97 4147 37,92 4596 38,93 195 104,9 449 110,83 PDA,THERA,TREO.. 1108 11,21 1398 12,78 1275 10,81 290 126,1 123 91,2 Tổng doanh thu 9887 100 10937 100 11803 100 1050 110,6 866 107,92
Theo bảng phân tích ta thấy. Doanh số bán ra năm 2006 so với năm 2005 tăng 1.050 triệu đồng (tăng tương ứng 10,6%). Trong đó hàng Notebook tăng 565 triệu đồng (tương ứng tăng 11,7%), Linh kiện máy tính tăng 195 triệu đồng (tăng tương ứng 26,1%).
Nhận xét chung ta thấy , so với năm 2005 thì năm 2006 doanh só bán ra của cả ba mặt hàng đều tăng. Nhưng trong đó mặt hàng thiết bị lỹ thuật số tăng trưởng tốt (tăng 26,1%), góp vai trò quan trọng vào mức tăng doanh số chung của công ty (290 triệu đồng trong 1.050 triệu đồng).
Đi sâu phân tích ta thấy: Mặt hàng Notebook tuy rằng phần trăm tăng năm 2006 so với năm 2005 thấp hơn so với mặt hàng linh kiện máy tính. Nhưng chênh lệch của năm 2006so với 2005 tăng nhiều hơn.
Mặt hàng linh kiện máy tính: Tuy rằng năm 2006 so với năm 2005 tăng không đáng kể với tổng doanh thu toàn công ty tăng 195 triệu đồng (tương ứng 4,9%).
Và cuối cùng là mặt hàng thiết bị kỹ thuật số, mặt hàng này có tỷ trọng tăng nhiều nhất tăng 26,1%. Nhưng về chênh lệch của 2 năm 2006 và 2005thì mặt hàng này tăng 290 triệu đồng.
Năm 2007 tổng doanh thu bán ra so với năm 2006 tăng 866 triệu đồng (tăng tương ứng 7,32%). Trong đó mặt hàng Notebook vẫn tăng 540 triệu đồng (tương ứng 10,01%), mặt hàng linh kiện tăng 449 triệu đồng (tăng
tương ứng 10,88%) nhưng trong đó mặt hàng thiết bị kts giảm 123 triệu đồng (giảm tương ứng 8,8%). Do đó làm cho tổng doanh thu bán ra của công ty năm 2007/2006 giảm so với năm 2006/2005.
Xem xét một cách tổng thể về doanh số bán ra của các mặt hàng trong 3 năm ta thấy: khuynh hướng đầu tư vào mặt hàng kinh doanh mang lại lợi ích cho công ty rất nhiều. Trước tình hình đó đòi hỏi công ty phải đề ra những chính sách đầu tư kịp thời cho kinh doanh ngày càng phát triển hơn.
+ Phân tích doanh số bán ra và sự biến động cơ cấu mặt hàng kinh doanh.
Năm 2005, doanh số bán ra của mặt hàng Notebook (chiếm 48,28%) chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số bán ra của công ty. Mặt hàng các linh kiện (chiếm 39,97%) đứng thứ hai trong tổng doanh số, còn mặt hàng thiết bị KTS 11,21% và sang đến năm 2006 thứ tự vẫn không hề thay đổi.
Như vậy so sánh giữa hai năm 2006 và năm 2005 nhu cầu về các mặt hàng có thay đổi nhưng đó chỉ là sự thay đổi không đáng kể. Công ty đã có sự quan tâm nhiều hơn đến đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, máy móc thiết bị nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh một cách tốt hơn.
Sang năm 2007 tỷ trọng của mặt hàng Notebook vẫn chiếm ưu thế, tỷ trọng của mặt hàng Linh kiện MT có phần bị giảm so với năm 2006, và tỷ trọng của mặt hàng Linh kiện MT đang có xu hướng tăng lên. Điều đó có thể khẳng định được rằng nền kinh tế đang dần lấy được sự phát triển của những năm về trước.
Từ kết quả phân tích trên, công ty cần có sự điều chỉnh phù hợp về cơ cấu mặt hàng kinh doanh. Giữ vững và phát huy hơn nữa.
b. Đánh giá về hiệu quả và kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hoá. -. Đánh giá kết quả tiêu thụ.
Trong những năm qua công ty Máy tính Nguyên Ngọc đã đạt được những thành tựu đáng kể về nhiều mặt trong hoạt động kinh doanh. Vừa phát triển doanh nghiệp, vừa góp phần to lớn vào công việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để có thể có được một hoạt động tiêu thụ hàng hoá và ổn định thì nhất thiết công ty phải có một trình độ sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình tiêu thụ hàng hoá như yếu tố con người, yếu tố vốn và thiết bị phục vụ hoạt động tiêu thụ hàng hoá ổn định. Trong ba năm qua, mặc dù trình độ sử dụng các yếu tố tham gia hoạt động kinh doanh của công ty trong mỗi năm đạt được ở mức độ khác nhau như trình độ sử dụng chúng đã được nâng lên, giữa chúng đã có sự liên kết và hỗ trợ cho nhau. Đó chính là sự kết hợp giữa sức lao động và tư liệu lao động.
Yếu tố con người: Cho dù trong thời đại nào đi chăng nữa thì con người vẫn luôn la nhân tố chủ đạo trong mọi quá trình hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy con người là một bộ phận quan trọng và cần thiết để đạt đượ mục tiêu tiêuthụ hàng hoá. Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại muốn hoạt động kinh doanh trước tiên phải có hai nguồn lực chính là vốn và con người. Nhân tố vốn quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhưng muốn đồng vốn đó được bảo toàn và lớn lên thì phải có sự tác động của con người là hết sức quan trọng nó quyết định sự thăng trầm của dn. Mà đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thương mại với số lượng lao động sống chiếm tỷ trọng chủ yếu.
Trong nền kinh doanh thị trường, để đảm bảo cạnh tranh trong hoạt động tiêu thụ hàng hoá thì một yếu tố hết sức quan trọng đó là thái độ phục vụ khách hàng của lực lượng bán hàng. bởi vậy mục tiêu về
nhân sự mà tất cả doanh nghiệp thương mại theo đuổi là có được một đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ và tận tuỵ với công việc.
Trong thời gian qua hàng năm công ty luôn tạo điều kiện giúp cán bộ công nhân viên đi học để nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức, đồng thời công tác tại chỗ cũng được chú trọng. Mặt khác, các nhân viên mới tuyển vào đều có trình độ trung cấp trở lên. Như vậy, trình độ của cán bộ công nhân viên đã được nâng lên, đây là dấu hiệu đáng mừng với công ty. Không chỉ trong công tác tuyển dụng và đào tạo công nhân viên mà công ty đã có những giải pháp thiết thực trong việc đưa ra các chính sách đãi ngộ lao động hợp lý. Trong thời gian qua công ty đã áp dụng hình thức hưởng theo doanh số các vào các thời điểm cuối năm căn cứ thành tích do từng bộ phận, đơn vị bình bầu công ty có chế độ thưởng phạt hợp lý cả về vật chất lẫn tinh thần đối với nhân viên công ty, đồng thời công ty tổ chức những đợt thăm quan cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Về bản thân công ty. : Công ty đã không ngừng đổi mới công tác quản lý, cung cấp những mặt hàng có chất lượng cao, nâng cao uy tín của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước.
Vốn của công ty có xu hướng tăng dần qua từng năm, đồng thời vốn lưu động của công ty vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn, như vậy là hợp lý đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Đối với Nhà nước và xã hội công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của mình mức thuếu đóng góp ngày càng tăng, góp phần vào việc xây dựng đất nước.
Tóm lại, hoạt động tiêu thu hàng hoá của công ty trong thời gian qua đã tăng lên nhưng vẫn chưa cao so với tiềm năng hiện tại của công ty và so với công ty cùng nhóm ngành, nhưng nếu so với mục tiêu của công ty và nhất là trong điều kiện tình hình hoạt động kinh doanh của
các nước nói chung trong thời gian gặp nhiều khó khăn thì những thành công ban đầu đó rất là khả quan và đáng khích lệ, nó tạo được sự phấn khởi về niềm tin cho cán bộ công nhân viên vào những chủ trương đúng đắn của ban lãnh đạo công ty. Có được những thành tựu đó là tất cả sự nỗ lực phấn đầu vươn lên của toàn bộ công ty, của từng nhân viên trong công ty nói riêng, cũng như nó khẳng định đường lối đúng đắn của ban lãnh đạo công ty.
-. Một số vấn đề rút ra từ việc nghiên cứu hoạt động tiêu thụ hàng hoá.
Trong tình hình hiện nay, đã không có ít doanh nghiệp lâm vào tình trạng làm ăn kém hiệu quả, lãi giả, lỗ thật phổ biến. Chế độ hạch toán kinh doanh hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực sự năng động và tự chủ kinh doanh đảm bảo lãi. Như vậy, một trong những vấn đề bức thiết nhất hiện nay được đặt ra với các doanh nghiệp đó là vấn đề hiệu quả bởi vì nó là mục tiêu cuối cùng của đơn vị trong một kỳ kinh doanh. Đạt được lợi nhuận tối đa là mơ ước của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong cơ chế thị trường hiện nay, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bước vào năm 2008và những năm tới, công ty cần phải giải quyết một số vấn đề để đạt được những mục tiêu cao hơn. Cụ thể:
+ Phát huy vai trò của công ty trong hoạt động kinh doanh, nâng cao trình độ quản lý kinh doanh đối với các hoạt động tiêu thụ lành mạnh hoá các hoạt động kinh doanh dịch vụ.
+ Hướng mạnh vào kinh doanh mặt hàng chủ yếu của công ty. + Nâng cao trình độ quản lý kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo điều kiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Chú trọng phát triển khu vực thị trường nông thôn và miền núi.
+ Giữ vững sự phát triển ổn định cho công ty + Công ty cần hỗ trợ thêm về mặt hàng.
2.2.2 Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 2008 của công ty máy tính