Điều kiện tín dụng

Một phần của tài liệu Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 31 - 33)

Đối vi khách hàng,

• Có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy đinh của Pháp luật Việt Nam đối với khách hàng là tổ chức Việt Nam. Đối với các tổ chức nước ngoài thì phải tuân theo quy định của quốc gia mà tổ chức đó mang quốc tich.

• Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và phù hợp với định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ.

• Có dự án kinh doanh khả thi theo đánh giá của ngân hàng và phù hợp với những quy định của Pháp luật.

• Có khả năng tài chính đủ đảm bảo thực hiện phương án kinh doanh và đủ trả nợ theo thời gian đã cam kết.

Ví dụ: Techcombank quy định cụ thể như sau:

- Quy mô tối thiểu: doanh thu đạt từ 1 tỷđồng trở lên trong năm gần nhất - Doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận trong 2 năm tài chính gần nhất - Phải có vốn tự có và coi như tự có tham gia vào dự án tối thiểu là 10%. - Không có nợ khó đòi tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, trừ các

khoản nợđã được khoanh

- Được ngân hàng thẩm định và xác định là có đủ nguồn trả cả nợ gốc và lãi tiền vay trong thời hạn cam kết.

• Nếu khách hàng vay vốn bằng ngoại tệ sẽ phải đáp ứng các đìều kiện về quản lý ngoại hối theo quy định của chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước và của ngân hàng .

• Những trường hợp ngân hàng cho Doanh nghiệp vay vốn ngoại tệ: (i) Cho vay để thanh toán tiền mua vật tư hàng hóa, dịch vụ ra ngoài lãnh thổ Việt Nam; (ii) Cho vay để trả nợ nước ngoài mà phương án trả nợ đó thuộc đối tượng được phép cho vay; (iii) Cho vay thanh toán chi phí trong nước để làm hàng xuất khẩu và có nguồn thu bằng ngoại tệ. Và toàn bộ số ngoại tệ đó phải bán lại ngay cho ngân hàng,

khách hàng chỉ được sử dụng VND; (iv) Khi thanh toán gốc và lãi tiền vay, khách hàng phải trả bằng ngoại tệ đó. Trường hợp khách hàng trả bằng VND hoặc ngoại tệ khác thì thực hiện theo thỏa thuận của hai bên phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điu kin v tài sn đảm bo

• Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận lựa chọn áp dụng phương thức bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ bạ

• Ngân hàng sẽ lựa chọn tài sản cầm cố thế chấp, bảo lãnh có đủ điều kiện sau: (i) Tài sản phải thuộc sở hữu của khách hàng, bên bảo lãnh; (ii) Tài sản được Pháp luật cho phép giao dịch như mua, bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác; (iii) Tài sản không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ hợp pháp trong quan hệ pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm; (iv) Những tài sản dễ cháy, nổ, trộm cắp, hoặc dễ gây rủi ro khi vận hành, khai thác và các tài sản đảm bảo khác mà pháp luật quy định phải bảo hiểm thì khách hàng, bên bảo lãnh phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn của các giao dịch với ngân hàng dùng các tài sản đó làm bảo đảm.

Loi tài sn đảm bo

• Tài sản cầm cố: Máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hóa, số dư trên tài khoản tiền gửi, kim khí và đá quý, trái phiếu, cổ phiếu, sổ tiết kiệm, quyền đòi nợ, quyền tác giả…vv.

• Tài sản thế chấp: Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, quyền sử dụng đất,…vv.

Một phần của tài liệu Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)