Tình hình tài chính của khách hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (Trang 53 - 58)

-Về kết quả kinh doanh: Doanh thu của Nhà máy tăng trưởng liên tục, mức tăng năm sau cao hơn năm trước. Đó là do ngoài nhiệm vụ in các ấn phẩm của Báo Quân đội nhân dân, Nhà máy còn nhận in cho hơn 40 tờ báo và tạp chí khác( trong đó có các báo có số lượng phát hành lớn và ổn định như báo Gia đình Xã hội, báo Phụ nưc thủ đô, báo Nhi đồng, báo Bóng đá, báo Thời báo tài chính...). Điều này cho thấy Nhà máy đã khặng định được vị trí, uy tín của mình trong ngành. Năm 2004, doanh thu của Nhà máy đạt 59 tỷ đồng, năm 2005 đạt 68,85 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2004. Năm 2006, doanh thu của Nhà máy co bước tăng trưởng vượt bậc đạt 114,7 tỷ đồng, tăng 67% so với doanh thu 2005. Cùng với sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của công ty cũng tăng trưởng đáng kể. Năm 2004, lợi nhuận Nhà máy đạt 1,5 tỷ đồng, năm 2005 đạt 1,62 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2004 và năm 2006 , lợi nhuận của Nhà máy tăng tới 57% so với năm 2005 đạt 2,56 tỷ đồng. Sở dĩ có sự tăng trưởng vượt bậc năm 2006 là do việc sáp nhập Nhà máy in Quân đội và Nhà máy In báo quân đội nhân dân I thành Nhà máy In Quân đội I đã phát huy được điẻm mạnh về kinh nghiệm, đối tác của cả hai nhà máy đem lại kết quả cao cho Nhà máy In Quân đội I.

- Về khă năng thanh toán: Khả năng thanh toán của Nhà máy tương đối tốt, được thể hiện qua: Hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh luôn duy trì xấp xỉ 1lần, không có phải thu khó đòi và hàng hoá kém phẩm chất do đó đảm bả khả năng thanh toán.

- Về cơ cấu nguồn vốn và tài sản: Là đơn vị hoạt động sản xuất nên tỷ lệ Tài sản lưu động/Tổng tài sản của công ty từ 30-40% là phù hợp với đặc điểm của Nhà máy. Tỷ lệ Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn, Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu Nhà máy thấp.

Nợ dài hạn của Nhà máy là khoản nợ vay Ngân hàng Quân đội ( 2,8 tỷ đồng) cho dự án đầu tư máy in mở rộng sản xuất. Nguồn vay nợ này hiện nay đã giảm xuống còn 238.188.000 đ, giảm gánh nặng chi phí lãi vay cho nhà máy.

Nợ ngắn hạn của Nhà máy chủ yếu từ 2 khoản chiếm tỷ trọng lớn là phải trả người bán và vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động của Phòng Tài chính-Tổng cục chính trị. Hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh luôn duy trì xấp xỉ 1lần cho thấy khả năng tự cân đối các nguồn thu chi của Nhà máy tương đối tôt.

Nhà máy không có sự mất cân đối trong cơ cấu do toàn bộ tài sản cố định được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Ngoài ra, Nhà máy còn dư một khoản vốn lưu động ròng khoảng 7tỷ để tài trợ cho tài sản lưu động. Như vây cơ cấu vốn của Nhà máy khá an toàn.

- Về hiệu quả hoạt động: Tồn kho của Nhà máy chủ yếu là giấy, mực dự trữ cho hoạt động in ấn. Tồn kho của Nhà máy trong những năm gần đây luôn ở mức thấp, trong khi doanh thu năm sau cao hơn năm trước, kéo theo việc tăng giá vốn hàng bán với tỷ lệ tương ứng, dẫn đến thời gian hàng tổn kho giảm dần.

Vòng quay vốn lưu động gần 4vòng và có xu hướng tăng dần qua các năm, là mức khá cao so với các doanh nghiệp sản xuất khác, đồng thời thể hiện sự cố gáng của Nhà máy trong việc đẩy mạnh hiệu quả của đồng vốn.

Phải thu của Nhà máy là từ các báo, tạp chí nên nguồn thu là tương đối chắc chắn. Vòng quay khoản phải thu cũng tăng dần qua các năm đồng nghĩa với việc Nhà máy thành công trong việc giảm thời gian bị chiếm dụng vốn từ phía đối tác.

- Về khả năng sinh lời: Các tỷ suất LNST/DT, LNST/VCSH tăng đều, cho thấy tình hình hoạt động ổn định của Nhà máy. Do Nhà máy hang năm phải thực hiện tôt các nhiệm vụ chính trị

và kinh tế được giao, trong đó có nhiệm vụ chính trị luôn phải đặt lên hàng đầu nên việc duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận cho thấy nỗ lực rất lớn của Nhà máy. Chính điều này cũng góp phần tạo sự tin tưởng cho cấp chủ quản quyết định đầu tư mở rộng quy mô hoạt động của Nhà máy.

Kết luận: Nhìn chung, hoạt động của Nhà máy In báo quân đội nhân dân tương đố ổn định, tình hình tài chính tốt, duy trì được các tỷ lệ an toàn về khả năng thanh toán.

4.Quan hệ với các tổ chức tín dụng

Theo thông tin CIC ngày 14/06/2007, hiện tại Nhà máy chỉ có quan hệ tín dụng du nhất với Ngân hang TMCP Quân đội.

Dư nợ tại Ngân hàng TMCP Quân đội là: 3.041.538.000 đ, trong đó vat trung hạn đầu tư máy móc thiết bị: 238.188.000 đ

Nhà máy In Quân đội I là doanh nghiệp xếp loại 2 theo quy định của Ngân hàng Quân đội ( Bảng điểm xếp loại đính kèm)

D-Kết quả thẩm định phương án sản xuất kinh doanh 1.Hiệu quả dự án

1.1 Hiệu quả chính trị xã hội

Việc mở rộng đầu tư một máy in cuộn 4 màu với 4cum thay giấy sẽ đáp ứng được nhiệm vụ in báo Quân đội nhân dân 8 trang, 4màu về thời gian và chất lượng, khắc phục tình trạng lồng báo thủ công như hiện nay. Chất lượng in ấn và phát hành kịp thời từng ngày cũng là một phần không nhỏ nâng cao hiệu quả công tác chính trị tư tưởng của tờ báo. Những thông tin trên báo thể hiện quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, quân đội rất cần thiết cho đồng bào chiến sĩ nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo trước những luận điệu tuyên truyền phản động của các thế lực thù địch. Vì vậ tờ báo đến sớm sẽ đáp ứng nhu cầu bạn đọc đang chờ đợi.

Đây chính là hiệu quả chính trị xã hội của việc đầu tư máy in mới. Đó là phát huy tốt nhất hiệu quả của tờ báo nhằm góp phần tích cực đấu tranh trên mặt trận tư tưởng văn hoá, giữ vững an ninh chính trị, an toàn trật tự xã hội. Việc đầu tư mở rộng một máy in mới cũng góp phần

tăng cường khả năng sãn sàng bổ sung hỗ trợ kỹ thuật khi có sự cố xảy ra. Ngoài ra, năng lực sản xuất của Nhà máy được nâng lên một bước, tạo khả năng cạnh tranh, tăng hiệu quả đầu tư, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, củng cố hậu phương, yên tâm công tác, nâng cao tinh thần phục vụ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của cán bộ và công nhân viên quốc phòng.

1.2 Hiệu quả kinh tế:

Bảng 1: Doanh thu do máy in mới tạo ra

Doanh thu do máy in mới tạo ra được tính dựa trên công suất thiết kế của máy ( 45.000 tờ/giờ), giả định máy chạy 360ngày/năm và 8,5giờ/ngày là phù hợp với số giờ máy chạy thực tế hiện tại của Nhà máy In Quân đội I. Do mới đi vào hoạt động chưa thể ổn định ngay nên trong 2năm đầu, máy chỉ chạy với công suất 70-80%. Hai năm cuối do khấu hao gần hết, chất lượng thiết bị kém dần nên công suất máy chạy 80-90% là hợp lý.

Tổng doanh thu được tính theo bảng là Tổng doanh thu không tính đến giá thành của giấy do giá giấy trên thị trường tương đối biến động, và sự tăng giảm của giá giấy sẽ được tính tương ứng vào giá bán nên không ảnh hưởng tới lợi nhuận của Nhà máy. Bên cạnh đó, Nhà máy còn nhận in gia công cho nhiều tờ báo, tạp chí khác nên chi phí giấp do bên đặt gia công chịu.

Đơn giá/tờ in là 80đ/tờ dựa vào giá bán thực tế của Nhà máy.

Bảng 2: Chi phí lương, Chi phí Quản lý, Chi phí Năng lượng, Chi phí nguyên vật liệu ( trừ giấy)

Chi lương cho lao động trẹc tiếp được tính toán bằng số nhân công cần thiết để vận hành thiết bị theo thiết kế là 14 người( Dự án và dự toán đầu tư đã được phê duyệt) và chi phí lương cho 1 công nhân đứng máy hiện tại của Nhà máy In Quân đội I ( Chi lương bao gồm cả Bảo hiểm, phụ cấp.../công nhân là 2.500.000 đ)

Chi phí quản lý được tính bằng 20% chi lương lao động trực tiếp là dựa vào tỷ lệ chi phí quản lý thực tế so với chi lương lao động trực tiếp tại Nhà máy In Quân đội I qua các năm ( thông tin do khách hang cung cấp). Ngân hàng Quân đội đánh giá tỷ lệ chi phí quản ký như vậy là tương đối hợp lý.

Chi phí năng lượng được tính toán dựa trên công suất tiêu thụ điện thiết kế của máy( 147KW/h) và đơn giá điện sản xuất hiện nay( 1.500 đ/KW). Dự kiến trong các năm tới, nhất là trong các dịp hè, do tình trạng thiếu điện nên giá điện sản xuất có thể biến động tăng. Tuy nhiên, sự tăng

giá điện sản xuất sẽ không có ảnh hưởng nhiều tới kết quả kinh doanh do phần chênh lệch tăng sẽ được tính vào giá bán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí nguyên vật liệu( trừ giấy) tính toán dựa vào định mức nguyên vật liệu/tờ báo in theo kết quả thẩm định đơn giá công in tờ Báo QĐND năm 2006. Theo đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp/ tờ báo thành phẩm 8 tờ in là 104,25 đ. Như vậy, chi phí/tờ in = 104,25/8=13đ/trang. Trong bảng tính nguyên vật liệu, Ngân hàng đồng ý với dự tính của khách hàng, tính chi phí nguyên vật liệu là 20đ/ tờ in trong điều kiện giá cả nguyên vật liệu trực tiếp( mực màu, mực đen, bản kẽm, phim, hoá chất...) co xu hướng tăng trong các năm tới đê đảm bảo tính chính xác của bảng tính Hiệu quả dự án.

Bảng 3: Chi phí khấu hao TSCĐ

Theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính, máy móc thiết bị này của Nhà máy sẽ được tính khấu hao trong vòng 10 năm. Nhà máy In Quân đội I tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính, số tiền khấu hao hàng năm đều nhau.

Bảng 4: Tổng chi phí

Bảng Tổng chi phí các năm được tổng hợp từ các bảng chi phí trên

Do máy in nhập theo dự án là máy mới 100%, chất lượng bảo đảm, được bảo hành trong 1 năm nên dự kiến sữ không phát sinh chi phí sửa chữa lớn mà chỉ phát sinh chi phí bảo dưỡng định kỳ rất nhỏ, không đáng kể so với tổng chi phí trong suốt thời gian khấu hao( 10 năm).

Nhà máy In Quân đội I được chính sách cho vay ưu đãi vốn lưu động của Tổng cục chính trị với lãi suất bằng 0 nên hầu như Nhà máy không phát sinh nhu cầu vay vốn lưu động từ các tổ chức tín dụng. Do đó chi phí lãi vay dự kiến bằng 0.

Các chi phí khác Ngân hàng dự tính bằng 2% tổng chi phí bao gồm bảo dưỡng máy móc thiết bị nếu có và chi phí khác phst sinh ngoài dự kiến trong suốt quá trình hoạt động.

E-Tính toán độ nhạy của dự án:

Bảng 5: Hiệu quả của dự án

Với lãi suất chiết khấu 12%/năm ta thấy: +NPV= 5.495.298.163 đ>0

+IRR= 18%>lãi suất vay Ngân hàng nên dự án đạt hiệu quả kinh tế cao Thời gian hoàn vốn của dự án là 4 năm 6 tháng

Với nguồn trả nợ cho Ngân hàng Quân đội là 100% khấu hao MMTB hình thành từ vốn vay và 100% khấu hao TSCĐ hình thành từ vốn tự có hàng năm của Nhà máy thì thời gian để Nhà máy trả hết nợ gốc cho Ngân hàng Quân đội là 5 năm.

Như vậy: Dự án đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo khả năng trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (Trang 53 - 58)