Tình hình bán hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần thuốc thú y TW 1. (Trang 27 - 30)

Bảng 2.3: Tình hình bán hàng các mặt hàng chủ yếu (2005-2007) (thuốc bột)

( Đơn vị tính: đồng)

Tên hàng Năm thực hiện

2005 2006 2007

số lượng Thành tiền số lượng Thành tiền số lượng Thành tiền

Pennicillin 1TR 3.000.010 1.800.006.000 3.112.132 1.867.279.200 3.358.004 2.014.820.400 Streptomycin 1GR 2.001.151 1.300.748.150 3.552.133 2.308.886.450 3.753.155 2.439.550750 Ampicilin 0.5 GR 32.957 24.717.750 70.560 52.920.000 70.960 53.220.000 Ampikana 1 GR 431.234 409.672.300 571.254 542.691.300 581.395 552.325.250

Tất cả các sản phẩm thuốc thú y của Công ty, chi phí nguyên vật liệu chiếm chủ yếu trong cơ cấu giá thành. Muốn hạ giá thành bắt buộc giá của các yếu tố nguyên vật liệu phải giảm.

Năm 2005 và năm 2006 giá nguyên vật liệu có biến động nhưng không đáng kể. Năm 2007 giá nguyên vật liệu trên thị trường thế giới giảm mạnh, dẫn đến nguyên vật liệu trong nước cũng giảm theo đã góp phần vào hạ giá thành sản phẩm. Công ty cả tiến công tác quản lý động viên khuyến khích làm việc, tăng nâng cao năng xuất lao động làm giá thành từng loại sản phẩm hạ. Lúc đó công ty sủ dụng giá cả làm yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ để thu hút khách hàng.

Giá trị sản xuất các loại thuốc mang tính lợi nhuận cao nhất cho công ty phải kể đến các loại thuốc Ampikana 1 GR. Năm 2005 giá tri sản xuất thuốc Ampikana 1 GR là 409.672.300 đồng, năm 2006 giá trị sản xuất thuốc Apikana 1 GR. Lên 542.691.300 đồng tăng 32.46% bằng 133.019000 đồng. đến năm 2007 giá trị sản xuất Ampikana 1 GR lên tới 552.325.250 đồng tăng 1.77521% bằng 9.633.950 đồng. Mấy năm gần đây, khí hậu rất khắc nghiệt, gây ra nhiều dịch bệnh ở nhiều nơi là những cơ sở chăn nuôi tập trung. Vì vậy phải sử dụng nhiều thuốc kháng sinh để phòng và diệt mầm bệnh nên ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe gia súc, gia cầm. Để hỗ trợ sức đề kháng cho gia súc, gia cầm, Công ty đã sản xuất hàng loạt các loại thuốc bổ, thuốc giải độc, thuốc an thần, trợ tim thuốc giảm đau....Nhìn chung tình hình sản xuất của công ty có những chuyển biến tốt thể hiện lượng thuốc và doanh thu đều tăng qua các năm. Điều đó khăng định việc sử dụng vốn của Công ty có hiệu quả, quy trình sản xuất thuốc của Công ty ngày càng hoàn thiện.

Qua bảng trên ta thấy tình hình bán hàng tăng qua các năm mặc dù tỷ lệ tăng không nhiều, tuy mức lợi nhuận trong các năm gần đây có tăng, giảm không ổn định. Điều đó chứng tỏ sự biến động của thị trường và sự nỗ lực của toàn thể công ty. Kết quả đạt được của công ty rất khả quan, thể hiện được

tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tăng trưởng khá. Theo nhận định của ban lãnh đạo công ty thì nhu cầu thuốc thú y vân là lớn tức thị trường vẫn bỏ ngỏ, nếu các doanh nghiệp có được cái nhìn chính xác thì đây vẫn là một thị trường màu mỡ.

* Thị phần của công ty cổ phần thuốc thú y TWI

Thị phần của công ty cổ phần thuốc thú y TWI ngày càng tăng có thể phân tích theo khả năng tiêu thụ sản phẩm theo vùng miền địa lý.

Bảng tình hình tiêu thụ theo khu vực địa lý

Bảng 2.4: Doanh thu tiêu thụ của các khu vực thị trường (2005-2007).

(Đơn vị: 1000đ)

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Giá trị (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Giá trị ( tỷ đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đ) Tỷ trọng(%) KVI 15.474 40.8 15.497 41.08 17.705 42.0 KVII 14.566 38.4 14.584 38.66 16.440 38.99 KVIII 6.210 16.38 6.312 16.73 6.484 15.39 KVIV 1.464 4.42 1.328 3.53 1.427 3.63 Tổng 37.914 100 37.721 100 42.156 100

Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường

Thị trường miền Bắc: Đây là thi trường chính của công ty. Ngay từ khi mới đi vào hoạt động công ty đã xác định đây là thị trường mục tiêu trọng điểm. Công ty sẽ nỗ lực hết sức để mở rộng thị phần của mình ở khu vực này. Các đầu mối sản xuất và tiêu thụ chủ yếu tạị Hà Nội và các tỉnh lân cận, từ đó sẽ toả đi khắp các tỉnh miền bắc và các thị trường khác. Thị phần của công ty ở miền bắc chiếm khoảng 42% trên thị trường thuốc thú y.

Thị trường miền Trung: Đây là thị trường tiêu thụ thuốc thứ hai của công ty. Song song thời gian gần đây do công ty ít đầu tư và thị trường này nên việc kinh doanh có phần giảm sút. Thị phần của công ty ở khu vực miền

Thị trường miền Nam: Công ty sớm nhận ra tiềm năng của khu vực miền Nam nhưng so cần phải có một khối lượng vốn lớn mới có thể bắt đầu công việc đầu tư được nên công ty đã triển khai tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản phẩm thuốc thú y của mình. Sự đầu tư đó đã bắt đầu mang lại những kết quả khả quan khi lượng thuốc thú y tiêu thụ ở thị trường miền Nam bắt đầu tăng. Công ty đã chiếm được thị phần nhất định trên thị trường miền Nam. Hiện tại thị phần của công ty tại khu vực miền Nam rất khiêm tốn, chiếm khoảng 3% thị phần trên thị trường thuốc thú y miền Nam.

Việc mở rộng thị phần là một mục tiêu lâu dài không thể trong một thời gian ngắn có thể đạt được thị phần như mong muốn. Với đặc thù của mặt hàng thuốc thú y là phụ thuộc nhiều vào chất lượng, uy tín, gián tiếp liên quan đến sức khoẻ của con người.. Lại gặp sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành tại thị trường miền Nam. Do đó chính sách đầu tư của công ty là tập trung vào từng thị trương cụ thể để nâng cao khả năng cạnh tranh, nhằm tăng khối lượng tiêu thụ trên các thị trường này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần thuốc thú y TW 1. (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w