Hạn chế và Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng (2008) (Trang 54)

2.3.2.1 Hạn chế

* Công tác thị trường

Thị trường là vấn đề thiết yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với công ty CP VT$TM HP việc tiếp cận thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng cũng như thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh nhằm duy trì và phát triển thị trường còn chưa được xác định đúng đắn tầm quan trọng trong hoạt đông kinh doanh của công ty. Công ty chưa xác định được điểm yếu của mình trên thị trường. Các thông tin về đối thủ cạnh tranh, về khách hàng cũng như sự biến động của thị trường còn hạn chế. Thực tế cho thấy mạng lưới hoạt động kinh doanh của công ty còn nhỏ, chỉ giới hạn

trong nước, doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ còn nhỏ và tổng chi phí của doanh nghiệp lớn, tác động trực tiếp lợi nhuận ròng của công ty.

* Hoạt động tài trợ

Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là dịch vụ vận tải nên TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổn trong tổng tải sản của công ty. Vì thế, nguồn vốn dùng để đầu tư đổi mới, sửa chửa TSCĐ là lớn đòi hỏi công ty phải huy động một nguồn vốn lớn, lâu dài và chi phí thấp. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, nguồn vốn công ty sử dụng chủ yếu là từ vốn góp cổ đông và từ tín dụng thương mại, mà chưa chú ý đến nguồn khác như phát hành trái phiếu công ty, tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, thuê tài chính... * TSCĐ phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh (khối vận tải biển) còn thấp và giảm mạnh

Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu 2.1, ảnh hưởng trực tiếp năng lực cạnh tranh và doanh thu của công ty.

* Công tác quản lý và sử dụng TSCĐ cũ chờ thành lý

Công tác quản lý và sử dụng TSCĐ cũ chờ thanh lý của công ty chưa thực sự được tốt, nhiều tài sản cũ nên thanh lý thì công ty vẫn còn trần chừ, từ đó làm tăng chi phí từ việc nắm giữ TSCĐ cũ.

* Phân công điều hành quản lý, sử dụng TSCĐ chưa sâu sát

Công ty có ba lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính, đó là khối vận tải biển, hoạt động sản xuất nhà máy bao bì, hoạt động dịch vụ kho bãi.

không phải di chuyển, vì vậy vấn đề quản lý TSCĐ không gặp khó khăn như đối với TSCĐ phục vụ cho khối vận tải biển.

Đối với TSCĐ phục vụ cho khối vận tải biển, do TSCĐ này là các tàu thuyền nên thường xuyên tham gia quá trính vận chuyển hàng hoá. Cho nên vấn đề quản lý gặp khó khăn, công ty không thực sự nắm rõ mà chỉ thông qua báo cáo của các thuyền trưởng trên tàu. Do đó thường xảy ra tình trạng mất mát, hư hỏng, ý thức bảo vệ TSCĐ còn thấp, từ đó làm cho hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ không cao.

* Hiệu suất sử dụng TSCĐ còn thấp

Do hiệu suất sử dụng TSCĐ chưa được tốt, đã làm cho doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ còn thấp và giảm mạnh, trong khi đó chi phí bán hàng, chi phí khác tăng khá nhanh, đã tác động trực tiếp đến thu nhập ròng của công ty.

* Hàm lượng TSCĐ còn cao

Để tạo ra được một đồng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ thì công ty đã phải sử dụng trên 0,6 đồng TSCĐ, có thể nói hàm lượng TSCĐ mà công ty sử dụng là cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ công ty chưa tốt, đã tác động trực tiếp đến thu nhập ròng công ty.

*Hệ số sinh lợi còn thấp

Vì chi phí đầu tư vào TSCĐ là lớn, nên đòi hỏi công ty phải quản lý và sử dụng TSCĐ như thế nào cho hợp lý, để cho thu nhập ròng được tạo ra từ việc sử dụng TSCĐ là cao nhất. Nhìn vào thực tế của công ty ta thấy thu nhập ròng được tạo ra từ việc sử dụng TSCĐ còn thấp (một đồng TSCĐ bình quân trong kỳ tạo ra được 0,45 đồng lợi nhuận sao thuế).

* Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ thấp và giảm mạnh

Do hoạt động kinh doanh chính của công ty là dịch vụ vận tải biển, nên TSCĐ phải chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty. Vì thế công ty phải luôn chú trọng trong việc sử chữa, nâng cấp, đổi mới TSCĐ có như vậy mới nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô, tăng doanh thu cho công ty. Nhìn vào thực tế công ty thì việc đầu tư vào TSCĐ qua các năm là giảm và giảm mạnh, đây là điều không hợp lý đối với một công ty hoạt động kinh doanh vận tải biển.

* Chịu tác động lớn của thời tiết, biến động giá xăng dầu

Do hoạt động kinh doanh chính công ty là dịch vụ vận tải biển, nên yếu tố thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng TSCĐ, biến động giá xăng dầu tác động trực tiếp đến chí phí đầu vào, gây khó khăn cho công ty trong việc thu phí vận tải.

Ngoài ra, trong những năm qua, nghành đường sông, đường biển Việt Nam vẫn chưa được nhà nước quan tâm đầu tư thoả đáng, nhiều đoàn tàu, bến cảng già cỗi vẫn phải đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm hạn chế năng lực cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường.

2.3.2.2 Nguyên nhân hạn chế

* Lãi suất tiền vay

Với tình hình như hiện nay, lãi suất cho vay trung và dài hạn các ngân hàng rất cao, làm cho chí phí cho vay là rất lớn, cùng với các điều kiện tín dụng hết sức là nghặt ngèo. Nên việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) như công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng tiếp cận với nguồn vốn từ các ngân hàng là hết sức khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ của công ty, khi mà nhu cầu về vốn của công ty là rất lớn để đầu tư vào TSCĐ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng quy mô thị trường.

* Sự tiến bộ Khoa học-Kỹ thuật

Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật tác động mạnh mẽ tới việc sử dụng TSCĐ của công ty, vì nó gây ra những hao mòn vô hình.

TSCĐ phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chủ yếu vẫn là các con tàu có giá trị lớn hàng tỷ đồng, nếu TSCĐ này mà lạc hậu đòi hỏi phải đầu tư đổi mới, điều này gây khó khăn lớn cho công ty. Vì để đầu tư và các TSCĐ này cần một nguồn vốn lớn, còn nếu không đầu tư đổi mới ảnh hưởng tới năng lực cạnh, quy mô, doanh thu, chi phí…

* Nhân tố bất khả kháng (thiên tai, lũ lụt, biến động giá xăng dầu…)

Hoạt động kinh doanh chính của công ty là vận tải biển, tức là chuyên vận chuyển hàng hoá thuê và thu phí vận tải. Vì vậy nếu thời tiết không thuận lợi có thể làm gián đoạn công việc vận chuyển, làm cho thời gian vận chuyển hàng hoá không như đúng hợp đồng, việc bảo quản hàng hoá cho khách hàng trong quá trình vận chuyển là khó khăn, hư hỏng các thiết bị trên tàu… Tăng chi phí, ảnh hưởng uy tín và hình ảnh công ty.

Với giá xăng dầu leo thang như hiện nay, làm cho chi phí đầu vào tăng, công ty phải thu phí vận tải cao, trong khi thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt giứa các công ty trong ngành vận tải trong nước và ngoài nước, gây khó khăn cho các công ty có quy mô nhỏ.

* Tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh

Công tác tổ chức quản lý của công ty còn lỏng lẻo, việc giao nhiệm vụ trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ đến các phòng ban chưa rõ ràng, nhiều khi còn có sự trồng chéo giữa các phòng ban.

Việc quản lý TSCĐ của phòng kỹ thuật- đại lý chưa tốt đối với khối vận tải biển. Công tác dự báo thời tiết hàng ngày chưa được tốt, chưa cập nhật, chưa thường xuyên liên lạc với các thuyền trưởng của các tàu. Công tác kiểm tra, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng không thường xuyên, nhiều khi để xảy ra những hỏng hóc đáng tiếc gây lãng phí cho công ty.

Phòng Tài chính-Kế toán chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng TSCĐ nhất về mặt tài chính, việc tính toán các chỉ tiêu tài chính và hiệu quả sử dụng TSCĐ, phân tích tình hình sử dụng TSCĐ hầu như không có. Chính điều này dẫn đến việc đánh giá không chính xác những thiếu sót trong việc sử dụng và từ đó không thể đưa ra được những giải pháp đúng đắn.

* Trình độ lao động và ý thức trách nhiệm

Đối với đội ngũ công nhân :

Công nhân lao động của nhà máy sản xuất bao bì về trình độ còn yếu, một bộ phận công nhân chưa tốt nghiệp hết trung học cơ sở, phong cách làm việc còn chậm chạp, nhận thức trong công việc còn chậm, chưa đáp ứng kịp với sự đổi mới về công nghệ (máy móc phục vụ sản xuất). Dẫn đến việc vận hành máy móc để sản xuất là chưa cao, chưa phát huy hết công suất của nhà máy sản xuất bao bì, ảnh hưởng tới doanh số của nhà máy, tinh thần trách nhiệm trong công việc chưa cao, chưa có ý thức bảo vệ TSCĐ của nhà máy sản xuất bao bì, công tác bảo dưỡng, sửa chữa nhiều khi bị gián đoạn.

Công nhân lao động của khối vận tải biển nhìn chung là tốt, xong còn tồn tại một số mặt yếu kém : việc trang bị kiến thức về thiên văn cho các thuyền viên trên tàu là còn yếu ; công tác bảo dưởng, sửa chửa được tiến hành chưa thường xuyên ; một bộ phận nhỏ thuyền viên trên tàu còn làm việc lề mề. Từ đó làm cho việc vận hành tàu biển nhiều

khi bị gián đoạn, ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển hàng hoá cho khách hàng như trong hợp đồng.

Đối với cán bộ quản lý :

Đối với cán bộ quản lý còn tồn tại một số hạn chế, như thiếu kinh nghiệm, nhiều khi còn nóng vội, ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản TSCĐ chưa cao

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG

3.1 Định hướng phát triển của công ty CP VT$TM HP trong thời gian tới

* Khối vận tải biển

Tập trung huy động nguồn vốn sửa chữa, kiểm tra định kỳ tàu phương Bắc 02, 03 để đảm bảo đưa vào khai thác trong thời gian sớm nhất. Đồng thời tiếp tục tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh, nếu không đạt hiệu quả thì có thể thay thế bằng cách đầu tư đóng mới và mua tầu để tiếp tục sản xuất kinh doanh.

Tìm nguồn vốn đầu tư phù hợp để triển khai các hợp đồng đóng mới, mua tàu có trọng tải từ 4.000 – 6.500 DWT với mức chi phí đóng mới và giá mua hợp lý, đảm bảo kinh doanh khai thác có hiệu quả lâu dài.

Cụ thể HĐCĐ quyết định việc đầu tư đóng mới 01 tàu DWT ( giá thành 50-55 tỷ) hoặc tàu 6.500 DWT (giá thành 70-75 tỷ) theo phương thức thuê mua tài chính, vay mua và việc mua tàu hàng bách hoá cũ, vỏ thép, tween deck, trọng tải 4.800 DWT, đóng năm 1996 tại Bỉ, giá mua 1,3 triệu USD (tương đương 21 tỷ đồng) theo phương thức vay mua treo cờ nước ngoài trong năm 2008.

* Hoạt động của nhà máy bao bì

Triển khai việc thực hiện hợp đồng gia công với công ty Supe và Hoá chất lâm thao và công ty cổ phần lam sơn, phấn đấu đạt chỉ tiêu 600.000 vỏ bao/ tháng. Đồng thời tiếp tục mở rộng sang các đối tác khác, khai thác hết công suất và năng lực của nhà máy và bộ máy quản lý.

* Hoạt động dịch vụ kho bãi

Duy trì ổn định nguồn thu qua hoạt động coi giữ xe ô tô, cho thuê mặt bằng và kho bãi với công ty cổ phần lam sơn, công ty TNHH vân nam.

Tìm đối tác khai thác có hiệu quả hơn mặt bằng kho bãi hiện có của công ty. Có kế hoạch mua lại nhà xưởng của công ty cổ phần lam sơn khi hợp đồng cho thuê mặt bằng chấm dứt vào tháng 05 năm 2008.

* Hoạt động xây dựng cơ bản

Trong năm 2008 triển khai xây dựng toà nhà 15 tầng với số vốn bỏ ra 50 tỷ đồng vơí mục đích cho thuê văn phòng.

* Chỉ tiêu kinh doanh

Mục tiêu của công ty năm 2008 doanh thu đạt tối thiểu 20 tỷ đồng, lợi nhuận trứơc thuế của năm 2008 đạt 750.000.000 đồng.

3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ

* Mở rộng thì trường

Do đặc thù kinh doanh của công ty là dịch vụ vận tải (đường sông, đường biển) vì thế việc mở rộng thị truờng tác động trực tiếp đến nguồn thu của công ty, với việc gia nhập WTO đưa Việt nam lên một tầm cao mới cơ hội và thách thức là rất lớn, trong đó có ngành kinh doanh dịch vụ vận tải, vì thế công ty cần tìm mọi biện pháp mở rộng thị trường không những ở trong nước mà ở ngoài nước. Theo em để tiếp cận và mở rộng thị trường có hiệu quả và phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của công ty thì cần tiến hành như sau.

Thứ nhất, Xây dựng được một trang web riêng cho công ty đưa ra được những hoạt dịch vụ vận tải mà công ty có thể cung cấp, tiện ích của nó khi sử dụng dịch vụ vận tải đó.

Thứ hai, Có đội ngũ nhân viên marketting chuyên ngiệp, có trình độ, có kinh nghiệm, am hiểu ngoại ngữ chuyên tìm kiếm thông tin về khách hàng trên mạng, thông qua bạn hàng, từ các đối thủ cạnh tranh.

Thứ ba, Làm đại lý dịch vụ vận tải hoặc liện doanh, liên kết các công ty vận tải lớn để từ đó có kinh ngiệm, xây dựng được thương hiệu của mình.

* Hoàn thiện quy trình ra quyết định mua sắm

Công tác đầu tư mua sắm mới TSCĐ là hoạt động trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực sản xuất kinh doanh của công ty. Hơn nữa sự bỏ vốn đầu tư dài hạn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của công ty, do vậy quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ là một vấn đề quan trọng cần phải được phân tích ký lưỡng. Hiện nay quy trình ra quyết định đầu tư của công ty còn giản đơn nên hiệu quả sử dụng TSCĐ chưa cao.

Trước khi ra quyết định, việc kế hoạch hoá đầu tư mới TSCĐ là cần thiết để xác định chính xác nhu cầu cho từng loại TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, sẽ tạo điều kiện cho công ty chủ động huy động nguồn tài trợ phục vụ cho hoạt động.

Khi lên kế hoạch đầu tư TSCĐ, đối với những TSCĐ có giá trị lớn công ty cần tiến hành các bước thẩm định như đối với một dự án đầu tư. Còn đối với những TSCĐ có giá trị nhỏ chẳng hạn như là các bộ phận thay thế cho dây truyền công nghệ thì công ty tiến hành quy trình mua như bình thường nhưng cần phải xem xét mức giá cả cho phù hợp.

Công ty cần nâng cao hiệu quả trong công tác tiến hành thẩm định các dự án đầu tư, xây dựng tiến hành so sánh chi phí bỏ ra và lợi ích thu được, tính toán một số chỉ tiêu ra quyết định, để từ đó ra được những quyết định tối ưu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ đầu tư mới.

Tuy nhiên, muốn cho giải pháp này có thể thực hiện được, thì công ty cần phải xây dựng được một chiến lược kinh doanh dài hạn, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đổi mới công ngệ. Đồng thời không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ trong công tác thẩm định, có như vậy những quyết định đưa ra mới chính xác được. Bên cạnh đó, do thiết thông tin nên nhiều khi công ty không tìm được nguồn mua với giá giẻ. Trong thời kỳ hiện đại hoá thông tin như hiện nay thì công ty có thể tìm kiếm các mục

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng (2008) (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w