Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 45 - 46)

Bảng 2.6: Kế hoạch trả nợ Đơ n v ị :1000 đ

2.3.2.Một số hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hn chế

Nhìn chung, hoạt động thẩm định tài chính dự án tại Ngân Hàng Ngoại Thương tương đối tốt. Tuy nhiên, cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Hay nói cách khác, bên cạnh những kết quả đạt được ở trên thì vẫn còn một số hạn chế

trong công tác thẩm định, cụ thể và biểu hiện như sau:

Thứ nhất: Kết quả hoạt động thẩm định mang lại chưa tương xứng với tiềm năng của Ngân hàng, và còn có những dự án không hiệu quả đi vào hoạt

Trên thực tế, có nhiều dự án không khả thi, phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ không tốt, nhưng Ngân hàng vẫn cho vay vì dự án có tài sản thế chấp lớn.

Và biểu hiện của hạn chế này là: Tổng dư nợ qúa hạn trong toàn hệ thống

đến thời điểm cuối năm 2002 là 661 tỷ VND, chiếm 2,41% trên tổng dư nợ và cao hơn mức đề ra từđầu năm là 2%. Vấn đề nợ qúa hạn này vẫn luôn là một bài toán khó đối với ngành Ngân hàng nói chung và đối với Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam nói riêng. Ngân hàng phải luôn tìm cánh xử lý những món nợ

quá hạn, đồng thời cũng phải luôn chủđộng có biệp pháp phòng chống rủi ro có thể xảy ra. Mà hoạt động tín dụng lại là hoạt động chứa đựng rủi ro rất cao.

Thứ hai: Nhiều dự án rất khả thi, có đầy đủđiều kiện là một dự án sẽ hoạt

động rất hiệu quả nhưng lại không đủ tài sản thế chấp, và lại thêm chủ dự án là những công ty TNHH nên Ngân hàng không giám cho vay. Bởi vì khi xảy ra rủi ro,

đặc biệt là với chủ dự án là công ty TNHH thì Ngân hàng rất khó thu hồi vốn và không có người thay thế chịu trách nhiệm về khoản vay đó. Vì vậy mà hoạt động thẩm định nhiều khi đã bỏ qua rất nhiều dự án tốt, hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng.

Tất cả những hạn chế trên không thể quy kết trách nhiệm một cách đơn giản được. Mà để hiểu được lý do tại sao lại tồn tại, tại sao lại chưa sử lý được những hạn chế đó thì chúng ta phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của những hạn chế đó. Đồng thời cũng từ việc hiểu rõ hạn chế và nguyên nhân của vấn đề thì mới tìm ra được hướng đi đúng.

Vì vậy, trước khi có những giải pháp khắc phục khó khăn phải tìm hiểu rõ nguyên nhân từ hai góc độ chủ quan và khách quan.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 45 - 46)