II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CỨU TRỢ ĐỘT XUẤT
7. Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý nguồn cứu trợ
Để công tác cứu trợ được thuận lợi hơn thì nguồn cứu trợ cần quản lý một cách chặt chẽ, thuận tiện, công bằng khi phân bổ. Việc quản lý các nguồn cứu trợ cần có các cơ quan chuyên trách, chuyên làm nhiệm vụ quản lý và giám sát, từ việc huy động nguồn lực đến phân bổ chúng. Có như vậy không những công tác cứu trợ đột xuất được thuận tiện hơn mà cả lòng tin của cộng đồng - những người ủng hộ vào nguồn cứu trợ cũng được tăng lên, vì họ yên tâm rằng đồng tiền mà mình bỏ ra ủng hộ sẽ được sử dụng đúng mục đích.
Cụ thể, trước khi thực hiện cứu trợ, cơ quan quản lý nguồn cứu trợ công bố công khai tình hình nguồn quỹ hiện có và khả năng huy động từ nguồn ngân sách nhà nước (kể cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) để từ đó các cơ quan như UBMTTQ, Hội CTĐ… nắm được tình hình và có biện pháp huy động đáp ứng yêu cầu cứu trợ. Sau khi thực hiện cứu trợ xong cơ quan thực hiện cứu trợ báo cáo tình hình chi cứu trợ, kết quả cứu trợ để cơ quan quản lý quỹ tổng hợp và thông báo rộng khắp cho các cơ quan, ban ngành đoàn thể liên quan và toàn thể quần chúng nhân dân được biết. Đây chính là cách quản lý công khai nguồn quỹ. Đồng thời bằng cách này thông qua việc cơ quan quản lý quỹ thông báo tình hình huy động và sử dụng nguồn quỹ, quần chúng nhân dân có sự đối chiếu, so sánh xem những số liệu đó có đúng với thực tế không. Như vậy sẽ góp phần giảm bớt những tiêu cực trong việc quản lý và sử dụng nguồn cứu trợ.