Lệ thuộc công nghệ

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử (Trang 26 - 27)

2. Thách thức đối với các nớc đang phát triển trong TMĐT

2.2 Lệ thuộc công nghệ

Hố ngăn cách số tạo nên một nghịch lý trong TMĐT. Bản thân TMĐT tạo nên một không gian không có biên giới, nhng không gian không có biên giới ấy lại nằm trong lòng nớc Mỹ. Trên thực tế, nớc Mỹ đang không chế toàn bộ công nghệ thông tin quốc tế, từ phần cứng đến phần mềm. Hệ điều hành Windows sử dụng rộng rãi trên thế giới là của Mỹ, chuẩn công nghệ Internet do Mỹ thiết lập, cả các phần mềm tầm cứu đ- ợc ứng dụng nhiều nhất cũng do các công ty Mỹ phát minh. Mỹ cũng đi đầu trong kinh tế số hóa và TMĐT (xem mục 1.2.1 chơng II). Tên miền .com (đại diện cho website th- ơng mại của Mỹ) hiện chiếm 50% số lợng website trên Internet, các nhà cung cấp dịch vụ Internet phổ biến nhất nh AOL Time Warner, Yahoo!, MSN, Microsoft,

Excite@Home hay LycosNetwork cũng đều ở nớc Mỹ.xxxix

Điểm khác biệt căn bản giữa kinh tế Mỹ và kinh tế các nớc đang phát triển là trong lúc hầu các nớc còn lại còn đang chật vật trong nền “kinh tế vật thể “ thì Mỹ đã v- ợt lên và tiến nhanh vào nền kinh tế tri thức, lấy sở hữu trí tuệ và giá trị chất xám làm nền tảng, lấy công nghệ thông tin làm động lực thúc đẩy tăng trởng kinh tế. Sự khác biệt đó bộc lộ càng rõ trong TMĐT. Đó là nguyên nhân tại sao Mỹ luôn đề cao vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ trong đàm phán thơng mại và là nớc cổ vũ, thúc đẩy TMĐT mạnh mẽ nhất. Một khi TMĐT trở thành phơng tiện chính của thơng mại quốc tế thì toàn thế giới sẽ nằm trong tầm chi phối công nghệ của Mỹ. Lúc đó, Mỹ sẽ giữ vai trò ngời bán công nghệ cho các nớc khác, và đổi lại, các nớc khác tiếp tục sản xuất của cải vật thể phục vụ cho Mỹ. Sự lệ thuộc ấy sẽ ngày càng lớn vì công nghệ luôn luôn đổi mới, các nớc có trình độ công nghệ tiên tiến muốn đuổi kịp Mỹ phải có những nỗ lực chiến lợc lớn lao, trong khi nớc Mỹ không đứng yên. Các nớc đang phát triển vốn chậm chân, sẽ có thể mãi mãi ở tầm thấp hơn về công nghệ và khoảng cách số hóa giữa những nớc này và các nớc phát triển sẽ tăng theo cấp số nhân.

Sự phụ thuộc đó không chỉ đem lại những thiệt thòi về kinh tế mà ở một tầm cao hơn, an ninh quốc gia của các nớc đang phát triển bị đe doạ vì các nớc phát triển có thể chi phối trình độ công nghệ và biết hết thông tin của các nớc thuộc đẳng cấp công nghệ

thấp hơn. Theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu chiến lợc, đây có thể là một nét đặc trng của trật tự kinh tế quốc tế trong thế kỷ 21. Do đó, các nớc đang phát triển đã đ- ợc cảnh báo phải xây dựng một chiến lợc đối phó thích hợp. Đóng cửa trớc TMĐT đồng nghĩa với việc thúc đẩy nhanh hơn quá trình tụt hậu so với xu thế phát triển công nghệ và thơng mại chung trên thế giới. Do đó, sự du nhập TMĐT là việc nên làm và có cơ hội về lâu dài. Mặc dù vậy, các nớc đang phát triển cần phải có chiến lợc tiếp cận TMĐT song song với phát triển năng lực trong nớc về khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong công nghệ thông tin để khỏi trở thành quốc gia thứ cấp về công nghệ.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w