[CÁCH BIẾN ĐỔI TỪ TÍNH TỪ SANG TRẠNG TỪ]

Một phần của tài liệu cấu trúc tiếng anh p3 (Trang 54 - 58)

2. UNCOUNTABLE NOUNS (DANH TỪ KHÔNG ĐẾM ĐƯỢC)

[CÁCH BIẾN ĐỔI TỪ TÍNH TỪ SANG TRẠNG TỪ]

Thông thường, trạng từ được hình thành bằng cách thêm -LY vào cuối tính từ. E.g. Quick - Quickly

1/ Với tính từ có đuôi -l hoặc -e, thêm -ly: special + ly = specially terminal + ly = terminally literal + ly = literally nice + ly = nicely polite + ly = politely Trường hợp đặc biệt: true -> truly whole -> wholly due -> duly full -> fully

2/ Với tính từ có đuôi -y, bỏ -y và thêm -ily: crazy -> crazily

happy -> happily

3/ Với tính từ có đuôi là phụ âm + le, bỏ -e và thêm -y: terrible -> terribly

horrible -> horribly noble -> nobly idle -> idly

ironic -> ironically

enthusiastic -> enthusiastically realistic -> realistically

Đặc biệt: public - publicly Trường hợp đặc biệt khác:

fast -> fast The man drives very fast (quickly). good -> well You speak English very well.

PHÂN BIỆT: CAN, COULD & BE ABLE TO 1. Can và be able to: (ở “hiện tại” hoặc “tương lai”) * Cách dùng chung:

- Để chỉ một việc gì đó là khả dĩ.

E.g: You can see the sea from our bedroom window.

(Từ cửa sổ phòng ngủ của chúng ta em có thể nhìn thấy biển). - Có khả năng làm một việc gì đó

E.g: Can you speak any foreign language? (Bạn có nói được ngoại ngữ nào không?)

I’m afraid I can’t come to your party next Friday.

(Tôi e rằng tôi không thể tới dự bữa tiệc của anh vào thứ sáu tới.)

- “Be able to” có thể thay thế được cho “can”, nhưng “can” thì thường gặp hơn. E.g: Are you able to speak any foreign languages?

(Anh nói được ngoại ngữ nào không?) * Cách dùng riêng:

- “can” chỉ có hai thể: “can” (hiện tại) và “could” (quá khứ) =>Vì vậy đôi khi phải sử dụng “be able to”:

E.g: I can’t sleep recently=> SAI vì “recently”(gần đây) là trạng từ chỉ thời gian của thì hiện tại hoàn thành, mà “can” không có ở thì này. Sửa ĐÚNG: I haven’t been able to sleep recently

(Gần đây tôi bị mất ngủ)

- Tom might not be able to come tomorrow.

(Ngày mai có thể Tom không đến được) =>“can” không có thể nguyên mẫu - “ can” dùng để xin phép hoặc cho phép

E.g: “Can I go out?”

(Em có thể ra ngoài được không ạ?) =>xin phép “You can go.”

2. Could và be able to ( ở quá khứ) - “Could” là quá khứ của “can”.

- “Could” cũng được dùng trong mệnh đề phụ do chi phối của động từ quá khứ ở mệnh đề chính:

E.g: He tells me he can play the piano.

(Anh ấy nói với tôi anh ấy có thể chơi được đàn piano)=>mệnh đề chính chia thì hiện tại đơn giản “tells” nên mệnh đề phụ dùng “can”

He told me he could play the piano.

(Anh ấy đã nói với tôi anh ấy có thể chơi piano)=>mệnh đề chính chia thì quá khứ đơn giản “told” nên mệnh đề phụ dùng “could”

- “Could” (nghĩa “có lẽ”) dùng để chỉ một việc có lẽ sẽ diễn ra trong “tương lai” nhưng “chưa chắc chắn”:

E.g: I hear something coming. It could be John.

(Tôi nghe thấy tiếng vọng về đây. Có lễ đó là tiếng của John)=> Người nói chưa chắc chắn, đang nghĩ có lễ âm thanh đó là của John, hình như John sắp xuất hiện trước mắt họ (tương lai)

- “could” đặc biệt sử dụng với những động từ sau: See (nhìn), hear (nghe), smell (ngửi), taste (nếm), feel (cảm thấy), remember (nhớ), understand (hiểu)

E.g: When we went into the house, we could smell burning.

(Khi chúng tôi bước vào nhà, chúng tôi có thể ngửi thấy mùi cháy khét) She spoke in a low voice but I could understand what she was saying. (Cô ta nói giọng nhỏ nhưng tôi có thể hiểu được cô ây đang nói cái gì) - “could” để chỉ người nào có khả năng làm việc gì đó:

E.g: When Tom was 16, he could run 100 meters in 11 seconds. (Khi Tom được 16 tuổi, anh ta có thể chạy 100m trong vòng 11 giây).

NHƯNG nếu bạn muốn nói rằng người ta đang tìm cách xoay sở làm một việc gì đó trong một hoàn cảnh “đặc biệt” hoặc “nguy cấp” VÀ việc đó có khả năng xảy ra thì phải sử dụng “was / were able to” hoặc “managed to” (không phải “could”) E.g: The fire spread through the building very quickly everyone was able to escape.

Ngọn lửa lan khắp toà nhà rất nhanh nhưng mọi người đều tìm cách thoát thân được. (không nói “could escape”)

They didn’t want to come with us at first but in the end we were able to persuade them.

= They didn''t want to come to us at fisrt but we managed to persuade thẹm. Thoạt đầu họ không muốn đến với chúng tôi nhưng cuối cùng chúng tôi đã tìm cách thuyết phục được họ. ( không dùng “could persuade”).

* Hãy so sánh could và be able to trong ví dụ sau:

Linh was an excellent tennis player. She could beat anybody.

Linh là một đấu thủ quần vợt tuyệt vời. Cô ta có thể thắng bất cứ ai.

- But once she had a difficult game against Nam. Nam played very well but in the end Linh was able to beat him. (= Linh managed to beat him in this particular

game).

Nhưng có một lần cô ta có cuộc đấu rất căng thẳng với Nam. Nam chơi rất hay nhưng cuối cùng Linh đã có thể đánh bại được anh ta. (=Linh đã tìm cách đánh bại được Nam trong cuộc thi đấu đặc biệt)

NHƯNG thể phủ định “couldn’t” lại sử dụng trong mọi trường hợp: E.g: My grandfather couldn’t swim.

(Ông của tôi không biết bơi.)

We tried hard but we couldn’t persuade them to come with us.

(Chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng chúng tôi không tài nào thuyết phục được họ đến với chúng tôi)

3. Can và Could:

- “Could” (nghĩa “có lẽ”) mang nghĩa tương lai “khi và chỉ khi” dùng để chỉ một việc có lẽ sẽ diễn ra nhưng “chưa chắc chắn”:

E.g: I hear something coming. It could be John.

(Tôi nghe thấy tiếng vọng về đây. Có lễ đó là tiếng của John)=> Người nói chưa chắc chắn, đang nghĩ có lễ âm thanh đó là của John, hình như John sắp xuất hiện trước mắt họ (tương lai)

So sánh với:

You can see him tomorrow (khả năng có thể gặp được) # You could see him tomorrow (chưa chắc chắn)

- “Could” dùng thay “can” khi:

+ Người nói diễn tả sự mềm mỏng, lễ độ hơn:

E.g: Can I turn in my paper tomorrow? = Could I turn in my paper tomorrow? (Em có thể nộp bài vào ngày mai được không ạ?)

+ Diễn tả ai đó có khả năng nói chung E.g: My mother could speak 5 languages (Mẹ tôi nói được 5 ngoại ngữ)

[Mẫu câu] 9 CÁCH ĐƠN GIẢN THỂ HIỆN SỰ NGẠC NHIÊN TRONG TIẾNG ANH

1. Really? (Thật á?) 2. What? (Cái gì cơ?)

3. What a surprise! (Thật là ngạc nhiên!) 4. Well I never!/ Blimey! (Ồ!)

5. You’re kidding! (Bạn đùa mình à!)

chứ?)

7. I’m speechless! (Tôi không thể thốt được nên lời nữa rồi!) 8. I’d never have guessed. (Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều đó) 9. You don’t say! (Thật bất ngờ!)

Nice weekend guys !

Một phần của tài liệu cấu trúc tiếng anh p3 (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)