Phân tích năng lực cạnh tranh theo SWOT

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần Sông Đà 12 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 39)

2.4.1. Điểm mạnh (Strengths)

Khi phân tích năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp theo SWOT thì ta thường đề cập đến 4 yếu tố đó là điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – nguy cơ. Trong đó điểm mạnh là yếu tố mà doanh nghiệp có lợi thế, là yếu tố làm nên sự thành công của công ty, là yếu tố mà nhờ đó năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không

ngừng tăng lên để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, chiếm lĩnh cả thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Công ty Cổ phần Sông Đà 12 là một trong những đơn vị chịu ảnh hưởng sớm nhất và mạnh nhất của cơ chế thị trường của Việt Nam trong thời kỳ mở cửa này. Tuy nhiên nhờ có một loạt các điểm ưu thế ( điểm mạnh) mà công ty đã vượt qua nhiều khó khăn để có thể đứng vững trên thị trường đó là các điểm mạnh như: có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn; một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm; Đội ngũ cán bộ trẻ năng động, nhiệt tình, thích ứng tốt, có trách nhiệm và niềm đam mê với công việc; công ty có mục tiêu và định hướng phát triển rõ ràng cho từng thời kỳ…

Với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn đứng vững và phát triển tốt thì nhân tố con người luôn là nhân tố quyết định và phải luôn được coi trọng đúng mức. JSC Sông Đà 12 có một đội ngũ nhân viên giỏi trình độ chuyên môn, 23% số cán bộ và công nhân của công ty có bằng đại học và trên đại học. Họ tham gia vào mọi hoạt động của Công ty từ việc quản lý các hoạt động của công ty như làm việc trong các phòng ban ( phòng tổ chức hành chính, phòng kinh tế kế hoạch, phòng tài chính kế toán, phòng đầu tư..) hay làm việc ở các công trình đang thi công như các kỹ sư xây dựng, kỹ sư thủy lợi, kỹ sư tàu thủy…Và tất cả họ đều có điểm chung là được đào tạo một cách khoa học để có thể làm việc một cách chuyên nghiệp, làm việc sáng tạo, độc lập.

Bên cạnh việc giỏi trình độ chuyên môn, JSC Sông Đà 12 còn tự hào về một đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm có thể xử lý mọi tình huống xảy ra dù ở trong văn phòng hay ở ngoài công trường. Với một số năm công tác dày dạn đây là đội ngũ lãnh đạo hiệu quả của công ty, họ có khả năng nhìn xa trông rộng, biết cách để đưa công ty đi đúng hướng. Đây cũng chính là những con người đưa ra những quyết định mang tính chất quan trọng của Công ty.

Thông thường những người giàu kinh nghiệm lại là những người có tuổi trong công ty, là những người mà khả năng thích ứng không còn cao nữa. Và một

đội ngũ cán bộ trẻ là cái mà công ty cần thêm để có thể giữ nhiệt cho công ty. Với một đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình trong công việc, năng động sáng tạo, khả năng tiếp thu tốt đã giúp cho công ty có những bước tiến mới về nhiều mặt đặc biệt là về cách làm việc nhanh chóng hiệu quả mà chất lượng vẫn tốt. Đội ngũ cán bộ trẻ này có khả năng tiếp cận cũng như tiếp thu khoa học kỹ thuật mới một cách nhanh chóng, nhờ đó mà công ty có thể đi trước các công ty khác trong việc áp dụng các trang thiết bị tiên tiến vào trong sản xuất, nâng cao năng suất sản xuất, hạ giá thành dịch vụ…Những nhân viên của công ty rất có trách nhiệm với công việc được giao và luôn luôn hoàn thành sớm hoặc đúng kế hoạch. Đây là một trong những nhân tố rất quan trọng để Công ty có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong việc hoàn thành các công trình sớm hoặc đúng tiến độ được giao, bởi vì rất ít doanh nghiệp hoạt động bên mảng xây dựng của Việt Nam hoàn thành đúng tiến độ đề ra.

Ngoài những điểm mạnh về nguồn nhân lực JSC Sông Đà 12 còn có một điểm mạnh nữa đó là công ty có mục tiêu và định hướng phát triển rõ ràng theo các kỳ kế hoạch 5 năm, 1 năm. Những kỳ kế hoạch này luôn luôn đưa ra những con số nhất định để mọi người trong Công ty cùng cố gắng hoàn thành. Cũng thông qua đó công ty đã đưa ra chiến lược phát triển một cách hợp lý và phù hợp với khả năng của mình.

2.4.2. Điểm yếu ( Weaknesses)

Bên cạnh những điểm mạnh JSC Sông Đà 12 còn có những điểm yếu trong đó đáng kể nhất là năng lực thiết bị cho công tác vận tải thủy của công ty còn thấp. Phần lớn máy móc phục vụ cho công tác vận tải thủy của công ty đã được sử dụng trên 10 năm do vậy năng suất sử dụng thấp, chí phí sửa chữa lớn nên hoạt động không hiệu quả. Trong khi đó do thị trường sắt thép biến động, giá thép tăng cao nên giá trị đầu tư đóng mới phương tiện thủy cũng rất cao, hạn chế hiệu quả đầu tư.

Năng suất lao động của công ty còn thấp, chí phí sản xuất cao dẫn đến giá thành sản phẩm và dịch vụ của công ty còn khá cao. Điều này làm giảm năng lực

cạnh tranh của sản phẩm của công ty, làm hạn chế năng lực cạnh tranh của công ty trong điều kiện hội nhâp kinh tế quốc tế.

Tỷ trọng vốn vay trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của công ty rất lớn, gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty. Việc huy động nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh gặp nhều khó khăn nên nhiều lúc thiếu và không kịp thời làm mất thời cơ, cơ hội kinh doanh gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Điểm yếu tiếp theo của công ty mà ta cần đề cập đến đó là trình độ một số cán bộ điều hành sản xuất kinh doanh trong công ty còn hạn chế. Đôi khi không đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong thời đại mới, không theo kịp xu hướng phát triển của toàn công ty gây ảnh hưởng đến các cán bộ khác, làm giảm năng lực cạnh tranh của công ty.

2.4.3. Cơ hội ( Opportinities)

Khi nhắc đến cơ hội để một doanh nghiệp phát triển thông thường chúng ta muốn đề cập đến các yếu tố bên ngoài tạo ra sự thuận lợi cho sự phát triển của công ty. Đối với JSC Sông Đà 12 trong giai đoạn hiện nay cũng có rất nhiều cơ hội để năng cao năng lực canh tranh của mình. Cơ hội đầu tiên đó là đất nước ta đang trong quá trình hiện đại hóa - công nghiệp hóa nên đòi hỏi về xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong khi đó lĩnh vực chính mà công ty hoạt động chính là xây lắp, xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi, nhà ở…Vì vậy giai đoạn này mở ra cho Công ty cơ hội thực hiện các dự án về xây dựng nhà ở, xây dựng các nhà máy thủy điện, xây lắp đường ống dẫn nước về các khu dân cư, xây lắp các trạm điện, kéo dây điện…

Hiện nay thế giới đang áp dụng các thiết bị, công nghệ tiên tiến vào nhiều ngành nghề khác nhau từ sản xuất ô tô, máy móc đến các thiết bị chuyên dùng…và ngành xây dựng cũng không nằm ngoài vùng phủ sóng của các công nghệ hiện đại. Ngày càng có nhiều các trang thiết bị hiện đại được sử dụng cho việc xây dựng, xây

lắp, và vận chuyển… điều đó tạo ra cơ hội để Công ty cắt giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất sản xuất và giảm giá thành sản phẩm và dịch vụ, từ đó tạo chỗ đứng của mình trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới vào năm 2007, theo đó nhiều ngành nghề của Việt Nam sẽ mở cửa để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư. Tuy nhiên đối với ngành xây dựng cơ sở hạ tầng thì vẫn còn nhận được nhiều sự ưu đãi của nhà nước, có thể chỉ là trong khoảng thời gian ngắn nhưng đó vẫn là cơ hội để công ty tiếp tục tạo chỗ đứng của mình, tiếp tục đầu tư phát triển theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, ngày càng bài bản, đảm bảo an toàn lao động… để có đủ khả năng cạnh tranh với các tập đoàn xây dựng nước ngoài khi họ đổ bộ vào Việt Nam.

2.4.4. Nguy cơ ( Threats)

Nguy cơ là những yếu tố có khả năng đe dọa đến vị trí hiện thời của công ty, là những nhân tố có tính chất cạnh tranh với công ty, là những nhân tố có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Theo nhu quy luật tất yếu đã tồn tại cơ hội ắt hẳn phải tồn tại nguy cơ cho công ty. Theo xu hướng thị trường ngành nào có tỷ lệ lợi nhuận càng cao thì sự cạnh tranh càng khốc liệt. Điều đó có nghĩa là ngày càng nhiều các công ty nhảy vào kinh doanh ở các ngành có lợi nhuận cao và ngành xây dựng chính là ngành đó. Ở trong nước đã có rất nhiều công ty cùng kinh doanh loại sản phẩm như JSC Sông Đà 12, thêm vào đó khi Việt Nam gia nhập WTO thì ngày sẽ càng có nhiều các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành nghề kinh doanh thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này đe dọa đến thị phần của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 sẽ bị suy giảm hay đúng hơn là bị các công ty khác chiếm mất.

Công ty Cổ phần Sông Đà 12 không chỉ kinh doanh một ngành nghề xây lắp, xây dựng mà còn tiến hành sản xuất công nghiệp, kinh doanh vật tư, vận tải nên nguy cơ bị chiếm mất thị trường hay thị phần giảm xuống là rất lớn. Tuy nhiên, JSC

Sông Đà 12 vẫn là một công ty con của Tập đoàn sông Đà, nhiều hoạt động của công ty thực chất là do tổng công ty giao cho nên nguy cơ chiếm lĩnh thị phần nội bộ công ty là không có. Nhưng nguy cơ từ bên ngoài là tương đối lớn, sức ép của việc năng cao khả năng cạnh tranh của công ty là tất yếu và không thể thiếu trong diều kiện hội nhập kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần Sông Đà 12 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w