ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA NHÀ MÁY CƠ KHÍ 120.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản trị của Nhà máy Cơ khí 120 (Trang 25 - 28)

VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA NHÀ MÁY CƠ KHÍ 120.

Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Cơ khí 120 đã được gần 60 năm. Trong quá trình phát triển đó, Nhà máy gặp không ít khó khăn, đặc biệt là giai đoạn trước năm 1986. Tuy nhiên từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Nhận rõ thực trạng kém phát triển của Nhà máy, ban lãnh đạo đã kịp thời đổi mới về mọi mặt: Tổ chức lại cơ cấu quản lý, tuyển thêm lao động có trình độ đồng thời giảm biên chế đối với lực lượng lao động kém, thực hiện tiêu dùng tiết kiệm nguyên vật liệu. Mặt khác, để có thể tháo gỡ những khó khăn, thử thách trong thời kỳ mới, Nhà máy đã không ngừng nghiên cứu để đa dạng hóa sản phẩm, sản xuất nhiều mặt hàng mới, mở rộng thị trường, liên doanh liên kết với nhiều Nhà máy khác. Chính vì vậy, từ đó tới nay Nhà máy đã đứng vững trong sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, bước đầu ổn định sản xuất kinh doanh và phát triển. Điều đó được thể hiện qua hai bảng sau:

Bảng 2: Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Cơ khí 120 từ năm 2003 đến 2005. Đơn vị: 1000đ Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Giá trị hàng hoá thực hiện 47.546.809 51.405.302 55.020.760 Doanh thu 50.205.825 54.027.510 60.097.650 Lãi 221.060 250.540 335.780

Bảng 3: Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Cơ khí 120 từ năm 2003 đến 2005.

Đơn vị: % Chỉ tiêu 2004/2003 2005/2004 Giá trị hàng hoá thực hiện 8,1 7,4 Doanh thu 7,6 11.23 Lãi 13.33 34.02

Thông qua hai bảng chúng ta nhận thấy rằng, từ năm 2003 đến năm 2005 thì cả Giá trị hàng hóa thực hiện, Doanh thu và Lãi đều tăng lên cả về giá trị tuyệt đối và tương đối. Thể hiện là:

- Năm 2004/2003:

+ Giá trị hàng hóa tăng lên gần 4 tỷ đồng, tương ứng với 8,1%. + Doanh thu tăng lên 3,82 tỷ, tương ứng là 7,6%

+ Lãi tăng lên 29,48 triệu, tương ứng là 13,33% - Năm 2005/2004

+ Giá trị hàng hóa tăng lên gần 3,61 tỷ đồng, tương ứng với 7,4% + Doanh thu tăng lên 6,07 tỷ, tương ứng là 11,23%

+ Lãi tăng lên 85,24 triệu, tương ứng là 34,02%

Tuy rằng giá trị hàng hóa tăng lên chậm nhưng lãi vẫn tăng lên rất nhanh, điều đó chứng tỏ rằng Nhà máy làm ăn ngày càng có hiệu quả hơn. Một phần là do bộ máy quản lý đã ngày càng thích ứng hơn với cơ chế thị trường. Một phần là Nhà máy đã luôn giữ vững mối quan hệ tốt với bạn hàng cũ, và không ngừng tìm hiểu thiết lập các mối quan hệ bạn hàng mới, vừa tạo thêm được việc làm và thu nhập cho công nhân, vừa làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho Nhà máy.

2. Đánh giá về hoạt động quản trịƯu điểm: Ưu điểm:

Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy mà Nhà máy lựa chọn là kiểu trực tuyến chức năng, mô hình này phát huy được ưu điểm của cả hệ thống trực tuyến và hệ thống chức năng. Các quyết định đưa ra có sự thống nhất do mối quan hệ ở cấp quản trị cao là trực tuyến. Các quản trị viên ở các phòng ban chức năng hiểu rõ việc của mình và vì vậy công việc làm sẽ tốt hơn. Xây dựng được hệ thống trao đổi thông tin hợp lý, kịp thời sắp xếp các quản trị viên tại một khu làm việc. Bố trí nơi làm việc của ban giám đốc và các phòng một cách khoa học và hợp lý nên rút ngắn được thời gian trao đổi tiếp nhận và xử lý thông tin. Số lao động ở một số phòng phù hợp với yêu cầu của công việc.

Nhược điểm:

Bên cạnh một số thành tựu mà Nhà máy đã đạt được thì còn tồn tại một số vấn đề sau: Sự phối hợp giữa chỉ huy trực tuyến và bộ phận chức năng nhiều khi chưa đạt được sự nhịp nhàng cần thiết. Đôi khi thông tin còn lệch lạc, chưa truyền đạt một cách đúng đắn làm giảm uy tín của cấp trên. Một số nơi làm việc chưa hợp lý tạo môi trường làm việc không yên tâm của một số người lao động có chuyên môn.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản trị của Nhà máy Cơ khí 120 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w