BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC TÀ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long (Trang 100 - 102)

CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH VĨNH LONG

Với những thuận lợi và khó khăn đã nêu Bưu điện trên và để đạt được những bước tiến trong hoạt động, Bưu điện Vĩnh Long ngoài việc tăng quy mô kinh doanh sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển của tỉnh nhà và của Tổng công ty, Bưu điện cần chú ý đến những vấn đề sau :

o Mở rộng quy mô kinh doanh của Bưu điện.

o Tăng thêm vốn đầu tư và sắp xếp hợp lý cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn.

o Quản lý tốt hơn về công nợ và các khoản phải trả của khách hàng.

o Giảm giá vốn hàng bán, các khoản chi phí có thể làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Bưu điện.

o Khai thác tốt các khoản chiếm dụng từ bên ngoài, không để Bưu điện lâm vào tình trạng không trả được nợ và hạn chế tối đa các khoản nợ khó xử lý.

Và để đạt được những hiệu quả tốt nhất trong việc quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Vĩnh Long ngoài những biện pháp nêu trên Bưu điện cần phải làm tốt các công tác sau :

! Vốn chủ sở hữu : Bưu điện cần tăng thêm nguồn vốn chủ sỡ hữu để tăng khả năng tự chủ về nguồn vốn, tăng tỷ trọng nguồn vốn chủ sỡ hữu, tăng khả năng tài trợ cho đơn vị bằng các hình thức như : huy động vốn từ lợi nhuận của đơn vị, từ các nguồn quỹ phát trểin kinh doanh, vốn ngân sách. Ngoài ra Bưu điện còn có thể huy động từ dịch vụ tiết kiệm Bưu điện, mở các dịch vụ thanh toán và xa hơn nữa có thể tiến tới cổ phần hoá để huy động vốn từ các thành phần kinh tế xã hội khác.

! Về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn : tài sản lưu động và cố định hiện nay của Bưu điện đang còn một khoảng chênh lệch khá lớn vì thế cần phải khai thác một cách hiệu quả nhất tài sản cố định vì 90% vốn của Bưu điện đang nằm trong tài sản cố định và phần nhỏ còn lại là của tài sản lưu động. Nguồn vốn dành cho việc tái đầu tư của Bưu điện còn ở mức thấp, chủ yếu từ các khoản đi chiếm dụng từ khách hàng, người bán và cả trong nội bộ,... làm cho khả năng tự tài trợ của Bưu điện đang ở mức rất thấp, cần phải làm tốt hơn công tác huy động nguồn tài trợ như đã nói ở phần trên.

! Các khoản phải thu : các khoản phải thu trong giai đoạn này tăng nhanh, tỷ trọng so với tài sản lưu động giảm nhưng Bưu điện cũng cần lưu ý trong việc thu hồi các khoản nợ chủ yếu từ phía khách hàng, các khoản nợ quá hạn còn chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong khoản thu từ nợ của khách hàng, Bưu điện cũng có thể áp dụng một số biện pháp như giảm 5 – 10% số tiền trên hóa đơn tiền điện thoại nếu như khách hàng thanh toán sớm trong tuần đầu tiên của tháng,.... Làm tốt công tác này Bưu điện sẽ giảm thiểu được tình trạng ứ đọng vốn hoặc lãng phí vốn do bị chiếm dụng.

! Các khoản phải trả : các khoản mà đơn vị chiếm dụng từ các khoản nợ ngắn hạn, nợ vay, trả nội bộ, công nhân viên đều tăng, mặc dù đây là các khoản chiếm dụng hợp pháp nhưng vẫn tạo cho đơn vị một tình hình không tốt trong việc thanh toán các khoản nợ, cũng cần lưu ý thêm ở khoản người mua trả tiền trước các dịch vụ của Bưu điện như thẻ điện thoại, khách hàng đặt báo,... vì khi nào khách hàng sử dụng dịch vụ thì số tiền đó mới được ghi vào doanh thu nên Bưu điện một lần nữa nên xem xét việc chiếm dụng các khoản vốn sao cho có cơ cấu hợp lý hơn.

! Giá vốn hàng bán : trong giai đoạn tăng do việc sữa chữa mua sắm tài sản cố định và trích khấu hao làm giá vốn hàng bán tăng, điều này nên được Bưu điện chú ý trong việc khai thác một cách hiệu quả nhất hiệu suất của các tài sản cố định chứng minh bằng việc tăng số lượng thuê bao tại các tổng đài, nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng tài sản cố định vì doanh thu chủ yếu được tạo ra từ máy móc thiết bị (lao động vật hoá) của đơn vị.

! Doanh thu : trong giai đoạn này tăng nhưng để đạt được mức tăng cao hơn Bưu điện cũng nên áp dụng thêm một số chính sách về giá cả, về sản phẩm, … đồng thời tăng cường công tác bảo trì, bảo dưỡng hệ thống mạng phục vụ khách hàng và quan trong hơn nữa là các dịch vụ chăm sóc khách hàng.

! Về vốn lưu động : Bưu điện là ngành dịch vụ chủ yếu tạo ra doanh thu bằng các hoạt động của tài sản cố định nhưng không vì thế mà xem nhẹ phần đóng góp của vốn lưu động. Trong giai đoạn này ta thấy rằng mặc dù tỷ trọng của tài sản lưu động còn tương đối thấp nhưng về khả năng đóng góp vào kết quả chung của Bưu điện đã tăng đáng kể.

SVTH : Lê Nhật Trường Chinh 96 GVHD : Ths Dương Nguyễn Uyên Minh Do vậy đơn vị cũng cần phải chú trong nhiều hơn đến việc sử dụng vốn lưu động hợp lý như tăng hơn nữa số vòng quay vốn bằng cách tăng doanh thu của Bưu điện,... đảm bảo cho hoạt động của đơn vị được tốt hơn.

Bên cạnh đó Bưu điện cũng nên chú trọng đến việc khắc phục các yếu tố bất thường làm tăng chi phí của đơn vị.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)