MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VPBank (Trang 68 - 71)

VIỆT NAM (VPBANK)

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Cho vay trả góp là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển nền kinh tế xã hội. Nó là một trong những biện pháp kích cầu của chính sách kinh tế mà Nhà nước sử dụng trong cơ chế thị trường. Chính vì vậy, VPBank cần có những kiến nghị đến ngân hàng nhà nước hỗ trợ, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho loại hình cho vay này phát triển. Ngoài ra, chính bản thân nội tại ngân hàng phải chủ động liên kết với nhà cung cấp nhằm tìm ra một chính sách thích hợp vừa tăng số lượng hàng hóa dịch vụ bán ra của nhà cung cấp, vừa tăng quy mô cho vay trả góp của ngân hàng gia tăng lợi nhuận.

Khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống, có một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự thành bại của ngân hàng. Do vậy, thiện chí của

hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng của ngân hàng. Thái độ thiện chí và sẵn sàng hợp tác của khách hàng sẽ trước hết tạo tâm lý thoải mái đối với cán bộ tín dụng, giúp họ nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Sau nữa, nó sẽ tạo thuận lợi hơn cho khách hàng trong những lần giao dịch sau.

KẾT LUẬN

Hiện nay trên thị trường, hoạt động cho vay trả góp đã chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong muc cho vay của ngân hàng, song nó vẫn chưa phát huy hết tiềm năng cũng như lợi thế mà nó đem lại mà rủi ro mà hoạt động này đem lại nhỏ hơn so với các hình thức tín dụng khác, trong khi đó lợi nhuận mà nó đem lại tương đối lớn. Việc phát triển hoạt động cho vay này là một xu thế tất yếu, bởi nó tạo điều kiện cho người dân thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng của mình khi chưa có khả năng chi trả; giúp các doanh nghiệp tăng quy mô và phát triển hoạt động kinh doanh khi thiếu vốn tạm thời; đồng thời giúp đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, tăng thêm nguồn thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng. Do vậy, có rất nhiều ngân hàng đang tập trung phát triển sản phẩm này.

Các ngân hàng thương mại Việt Nam đang cạnh tranh nhau rất gay gắt, nhưng hiện nay sự cạnh tranh ấy lại chủ yếu diễn ra ở bề nổi, thể hiện ở các chương trình khuyến mại, quảng cáo, dự thưởng, nâng lãi suất huy động, hạ lãi suất cho vay… trong khi chất lượng phục vụ khách hàng vẫn chưa được nâng lên.

Do vậy, trong cuộc chạy đua này, mặc dù có tiềm lực yếu hơn ngân hàng bạn nhưng VPBank vẫn có thể đứng vững nếu tìm được con đường riêng cho mình. Đó là cạnh tranh bằng chiến lược trọng tâm hoá kết hợp với khác biệt hoá, tức là tạo ra sự độc đáo cho sản phẩm dịch vụ của mình và tập trung phục vụ thật tốt, cung ứng mọi tiện ích cho phân đoạn thị trường mà mình đã lựa chọn.

Dựa trên ý tưởng đó, qua chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình em đã tìm hiểu thực trạng cũng như mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại VPBank.

Do thời gian nghiên cứu có hạn và sự hạn chế về khả năng phân tích, kiến thức lý luận cũng như thực tiễn, chuyên đề tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các cán bộ nhân viên ngân hàng cùng tất cả các bạn sinh viên quan tâm tới vấn đề này, để em có thể tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện đề tài trong một thời gian gần đây.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VPBank (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w