của Ngân hàng.
3.1. Môi trường kinh doanh.
Năm 2007 kinh tế Việt Nam phát triển khả quan trong điều kiện kinh tế vĩ mô khá thuận lợi. Song 6 tháng cuối năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn thế giới. Bắt đầu từ Mỹ, nhanh chóng lan sang các quốc gia Châu Âu, Châu Á và cả Việt Nam. Tuy nhiên ảnh hưởng ảnh hưởng đến các ngân hàng trong nước nói chung và Techcombank nói riêng là không lớn như ở các quốc gia Châu Âu.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh kinh tế Việt Nam. Năm tổng vốn FDI năm 2008 đã đạt hơn 64 tỷ USD, gấp gần ba lần năm 2007. Thống kế của Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, tính đến hết tháng 12/2008, giải ngân vốn trong năm 2008 của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.
6 tháng cuối năm 2008 là thời điểm ngành ngân hàng buộc phải giảm dần lãi suất để tăng cung tiền giúp phục hồi nền kinh tế và đứng trước nhiều khó khăn khi doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà vay vốn. Do lãi suất đã giảm khá sâu, thị trường trái phiếu khó đem lại nhiều kết quả như năm 2008.
Không riêng ngân hàng, ngành chứng khoán với tốc độ tăng trưởng vượt bậc vài năm qua cũng đứng trước thử thách thật sự lớn lao. VN-Index và HASTC-Index giảm khoảng hơn 65% giá trị trong năm 2008 và giá trị giao dịch bình quân cả 2 thị trường chỉ còn dưới 200 tỷ đồng trong những ngày trước Tết Nguyên đán.
Đối với lĩnh vực bất động sản (BĐS) thì chỉ các khoản vay kinh doanh dưới hình thức mua, bán quyền sử dụng đất là không thuộc đối tượng được cấp bù lãi suất. Sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với cho vay tiêu dùng, một số ngân hàng đã công bố các gói tín dụng hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng cho vay trả góp mua nhà ở, đất ở. Như vậy, có thể thấy là thị trường BĐS đã bắt đầu có vốn tín dụng sẵn sàng đổ vào. Trong khi đó, định hướng tín dụng của các NHTM (NHTM) năm 2008 cho đến nay và có thể hết năm 2009 thì đầu tư chứng khoán cũng là lĩnh vực bị liệt vào danh sách hạn chế tín dụng
(gần như ngừng hẳn). Hầu như chắc chắn trong năm 2009 này, các dòng vốn (đầu tư nước ngoài, tín dụng) vào thị trường chứng khoán (TTCK) sẽ rất ít ỏi. Nguồn vốn vào TTCK chủ yếu là tiền của các NĐT. Dòng tiền này không nhiều, chỉ có một phần nhỏ trong số tiền nhàn rỗi của các NĐT dành ra để đầu tư vào một số ít loại cổ phiếu có tiềm năng lên giá mạnh (kiếm lời lớn) khi thị trường phục hồi.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và đầu tư của Ngân hàng. của Ngân hàng.
3.2.1. Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định dự án vay vốn:
Trong toàn bộ quy trình cho vay khâu thẩm định được xem là khâu quan trọng nhất quyết định khả năng thu được nợ và lãi của ngân hàng, nếu khâu thẩm định làm không tốt thì các bước tiếp theo sẽ gặp nhiều khó khăn, là nguyên nhân dẫn tới nợ quá hạn và nợ khó đòi. Nên trong bước này đòi hỏi ngân hàng phải có một đội ngũ cán bộ thẩm định có trình độ, có khả năng nắm rõ khách hàng.
Việc thẩm định dự án cho vay ngoài việc thông qua một số phương pháp truyền thống như xác định chỉ tiêu IRR, NPV để xác định hiệu quả tài chính của dự án còn có một số phương pháp khác như phương pháp hệ số tin cậy, phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu hiệu quả đang được các ngân hàng hiện đại trên thế giới áp dụng. Ngân hàng nên học tập kinh nghiệm, sử dụng càng nhiều phương pháp để thẩm định thì đọ chính xác sẽ càng cao và khả năng cho vay an toàn càng được đảm bảo.
3.2.2. Tổ chức tốt hệ thống thu thập thông tin về khách hàng:
Một giải pháp quan trọng có thể giúp ích rất nhiều để nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng đó là khâu tổ chức tốt hệ thống thông tin quản lý. Ngân hàng nên thiết lập nhiều kênh cung cấp thông tin, ngoài các thông tin thu thập trực tiếp từ khách hàng, ngân hàng nên chủ động tìm kiếm thoong tin về khách hàng thông qua bạn hàng của khách hàng, thông qua báo đài và các phương tiện thông tin đại chúng khác...
Việc xử lý thông tin cũng là một khâu quan trọng đòi hỏi phải có sự chọn lọcvà phân loại thông tin hợp lý để khi cần có thể nhanh chóng tổng hợp lại, giúp cho việc
3.2.3. Thực hiện các biện pháp hạn chế nợ quá hạn:
Trong nền kinh tế thị trường, mối quan hệ vay trả và việc chiếm dụng vốn lẫn nhau là không thể tránh khỏi. Nó được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau như bán chịu hàng hóa, sử dụng các thương phiếu... Các mối quan hệ này tồn tại một cách khách quan. Ngay cả đối với ngân hàng hoạt động chủ yếu là kinh doanh tiền tệ, nhận tiền gửi của người này, đem cho người khác vay để thu lợi nhuận. Việc tồn tại nợ quá hạn là hoàn toàn không thể tránh khỏi, kinh nghiệm cho thấy trong lịch sử hoạt động ngân hàng luôn tồn tại nợ quá hạn khó đòi và họ sẽ còn phải tiếp tục làm như vậy trong tương lai. Nhưng tỷ lệ nợ quá hạn bao nhiêu là hợp lý, để vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa đảm bảo khả năng thu được lợi nhuận của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao là một khó khăn đối với ngân hàng, không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Để hạn chế nợ quá hạn, ngân hàng Techcombank đã có những giải pháp thiết thực từ khâu thẩm định đến khâu quản lý tiền vay, giám sát khách hàng vay để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra ngân hàng có thể sử dụng thêm biện pháp: Gia tăng cho vay đối với những khách hàng có những phương án phục hồi sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao, tư vấn cho khách hàng phương án kinh doanh hiệu quả. Giải pháp này chỉ có hiệu quả thực sự khi cả ngân hàng và doanh nghiệp đều cố gắng vực doanh nghiệp đi lên. Nếu không có sự cố gắng đó chắc chắn doanh nghiệp sẽ khó có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
3.2.4. Thực hiện biện pháp hỗ trợ sau khi cho vay vốn.
Để có thể thu hồi được nợ và lãi đúng hạn và giúp cho khách hàng làm ăn hiệu quả. Ngân hàng cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ sau khi cho vay vốn , công tác này ngoài việc gúp đỡ các khách hàng làm ăn hiệu quả để có thể trả nợ được nợ vay cho ngân hàng nó còn có thể đem lại cho ngân hàng một khoản thu nhập các biện pháp hô trợ mà ngânn hàng nên thực hiện đó là:
Hỗ trợ về đầu tư, tư vấn thông tin.
Hỗ trợ tư vấn về luật.
Hỗ trợ đại lý thanh toán.
3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng:
Trong mọi hoạt động của ngân hàng thì nhân tố con người luôn là nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả trong phục vụ đầu tư thì việc tổ chức tốt công tác nhân sự cũng là một biện pháp cần thực hiện. Để thực hiện tốt công tác nhân sự, ngân hàng cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, giúp cán bộ ngân hàng có thể nắm bắt kịp thời các quy định của Nhà nước và của ngân hàng cấp trên, học hỏi kinh nghiệm của các NHTM khác và tiếp thu các kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng hiện đại.
- Phải xây dựng chế độ khen thưởng kỷ luật rõ ràng, một mặt khuyến khích cán bộ ngân hàng hoàn thành tốt công việc được giao, mặt khác hạn chế các biểu hiện tiêu cực, làm liều cốt lấy thành tích. Kết hợp lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, mỗi cán bộ ngân hàng phải chịu trách nhiệm trước các quyết định và đề xuất của mình.
- Tổ chức tốt các hoạt động đoàn thể, tạo điều kiện cho cán bộ ngân hàng có điều kiện nghỉ ngơi, giao lưu học hỏi kinh nghiệm của cá ngân hàng bạn. Cần xây dựng chế độ lương bổng hợp lý và có sự quan tâm tới cuộc sống gia đình của cán bộ ngân hàng, tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác phát huy hết năng lực của mình.
3.2.6. Tiết kiệm chi phí quản lý.
Tiết kiệm chi phí là mục tiêu mà bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh nào cũng đặc biệt quan tâm và hướng tới, đồng thời là nguyên tắc nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tối đa hoá lợi nhuận.
- Xây dựng các định mức về chi phí.
Chi phí quản lý của ngân hàng hiện nay có thể chia làm 2 loại chính:
+ Loại chi phí theo định mức quy định: Quy định của Bộ tài chính, của ngành như: Khấu hao, thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...
+ Loại chi phí không định mức: Bao gồm toàn bộ các tài khoản chi phí khác đảm bảo cho hoạt động ngân hàng như chi phí sửa chữa tài sản, mua sắm công cụ lao động, công tác phí, bồi dưỡng độc hại, điện thoại, giấy tờ in, văn phòng phẩm, tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo, chi đào tạo, hội họp... Các khoản chi phí này thường vận dụng và quyết toán theo chi phí thực tế, cho nên dẫn đến lãng phí là không tránh khỏi. Mặt khác mạng lưới các chi nhánh ngân hàng về hạch toán và cơ chế tổ chức có tính độc lập tương đối. Nên theo tôi để quản lý và tiết kiệm chi phí nên xây dựng các định mức phù hợp cho từng loại, nhóm chi phí trên cơ sở hoạt động thực tế.
- Áp dụng cơ chế khoán chi phí, quản lý tập trung và quyết toán phân tán.
Trên cơ sở định mức chi phí, áp dụng khoản chi phí cho các chi nhánh trực thuộc (đối với các chi nhánh có chi nhánh trực thuộc). Các khoản chi phải có đầy đủ yếu tố hợp pháp, hợp lệ. Quyết toán chi phí cho các chi nhánh một cách linh hoạt là có bổ sung và tiết giảm các chi phí không mang tính hữu ích như chi phí tiếp khách, hội họp, ửng hộ các cơ quan, đoàn thể...
Tăng cường quản lý, giám sát chi phí, đảm bảo tính thực tiễn và trung thực trong mỗi khoản chi, tổ chức kiểm tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý các khoản chi sai chế độ, chi vượt định mức.
KẾT LUẬN
Do còn hạn chế về mặt kiến thức lý luận cũng như thực tiễn, đồng thời do hạn chế về tài liệu và thời gian nghiên cứu, nhiều vấn đề cấn phân tích sâu hơn nhưng em chưa làm được điều đó trong bài viết này, em rất mong có thể quay lại nghiên cứu trong một ngày gần đây.
Em rất mong có được sự góp ý, nhận xét của các thầy cô, các anh chị cán bộ Ngân hàng, bạn bè, những người có cùng niềm đam mê trong lĩnh vực Ngân hàng nói chung và lĩnh vực tín dụng tiêu dùng nói riêng.