TỈNH NGHỆ AN:

Một phần của tài liệu Phân tích biến động của các chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất của tỉnh Nghệ An (Trang 64 - 70)

a. Dependent Variable: GDP

TỈNH NGHỆ AN:

khoảng từ 13.370.548,6 triệu đồng đến 13.951.921,4 triệu đồng.

4.2.MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN LÀM GIẢM TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ MỘT SỐ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SẢN XUẤT CỦA TẾ VÀ MỘT SỐ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SẢN XUẤT CỦA

TỈNH NGHỆ AN:

4.2.1.Một số nguyên nhân làm giảm tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An:

4.1.1.1.Công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển chưa được chú trọng đúng mức, chưa đổi mới hoạt động cho phù hợp:

Về công tác quy hoạch, trên giác độ kinh tế chưa có sự phù hợp giữa quy hoạch giữa các vùng của trung ương và quy hoạch lãnh thổ của địa phương. Công tác xây dựng quy hoạch đầu tư chưa bố trí hợp lý giữa việc đầu tư mới, đầu tư mở rộng với đầu tư chiều sâu, giữa đầu tư mới thiết bị công nghệ, đầu tư vào tài sản vô hình với việc đảm bảo đủ vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Về công tác kế hoạch, thực tế những năm qua, công tác kế hoạch nói chung và công tác kế hoạch hoá đầu tư nói riêng trong các Sở,ban,ngành bị xem nhẹ. Kế hoạch đầu tư của ngành nhiều khi còn chưa dựa vào quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, ngành, địa phương và của doanh nghiệp.chưa xuất phát từ tình hình cung cầu của thị trường. Công tác dự báo chưa được coi trọng đúng mức. Quy hoạch phát triển nhiều ngành chất lượng chưa cao hoặc chậm được phê

duyệt, chưa gắn kết chặt chẽ quy hoạch phát triển ngành với vùng và địa phương; Quy hoạch chưa sát với thực tế, chồng chéo, thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa chú trọng thoả đáng đến yếu tố môi trường và xã hội. Không ít dự án quy hoạch tuy đã được xác định nhưng chưa có đầy đủ các căn cứ kinh tế, xã hội, nhất là phân tích và dự báo về thị trường và năng lực cạnh tranh, nên phải thay đổi nhiều lần như quy hoạch ngành điện, xi măng,…

Trong ngành nông nghiệp, không ít trường hợp quy hoạch đầu tư nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm, rau quả chưa gắn kết hoặc không phù hợp với vùng nguyên liệu và thị trường.Điển hình là nhà máy dứa xã Quỳnh Châu,Quỳnh Lưu không có đủ vùng nguyên liệu, hoạt động cầm chừng, gây tốn kém, lãng phí. 4.1.1.2.Sử dụng vốn đầu tư kém hiệu quả,hiệu suất đàu tư thấp gây thất thoát lãng phí, nợ đọng vốn đầu tư phát triển. Số nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Nhà nước ở mức cao, kéo dài, vẫn tiếp diễn và có xu hướng gia tăng.

4.1.1.3.Các đơn vị sản xuất thiếu vốn, quy mô vốn nhỏ: là những nguyên nhân hạn chế khả năng mở rộng đầu tư, đổi mới công nghệ, đầu tư tập trung và do đó, có ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển sau này. 4.1.1.4 Đầu tư dàn trải: Tình trạng dàn trải trong bố trí kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách của các Trung ương và của tỉnh,huyện thị vẫn chưa được khắc phục triệt để. Tình trạng này được tích tụ từ nhiều năm, gây lãnh phí lớn và dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, chậm được khắc phục.

Việc bố trí vốn đầu tư thiếu tập trung là điểm yếu và lặp đi lặp lại trong nhiều năm qua. Số dự án dự kiến kết thúc đưa vào sử dụng trong kỳ tăng chậm, trong khi đó số dự án có quyết định đầu tư mới trong kỳ vẫn tiếp tục tăng cao hơn, bình quân vốn bố trí cho một dự án qua các năm có xu hướng giảm dần

4.1.1.5. Cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý. Cơ cấu theo ngành, vùng, cấp quản lý, theo loại hình doanh nghiệp… còn nhiều bất hợp lý và tốc độ chuyển dịch còn khá chậm.

4.2.2.Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An các năm tới:

4.2.2.1.Đổi mới và hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế:

Chiến lược là cơ sở quan trọng để lập các qui hoạch và kế hoạch, đặc biệt là qui hoạch và kế hoạch hóa đầu tư. Chiến lược đúng, chủ trương đúng là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngành.Chủ trương đầu tư sai sẽ không có hiệu quả đầu tư hoặc hiệu quả hoạt động rất thấp kém, xét theo cả phương diện ngành, nền kinh tế và doanh nghiệp. Thực hiên tốt các khâu của công tác quản lý chiến lược đối với nhiều loại chiến lược như: chiến lược phát triển ngành, vùng,chiến lược sản phẩm, thị trường,vốn đầu tư…là những điều kiện cần thiết để làm tốt công tác qui hoạch và kế hoạch hóa đầu tư.Tuy nhiên, trong thực tế,việc thực hiện các khâu của công tác hoạch định chiến lược còn nhiều bất cập.Do vậy, trong giải pháp này tập trung phân tích và đề xuất các kiến nghị theo các khâu của công tác hoạch định chiến lược ở cả các cấp chiến lược. Các giải pháp chính đó là:

Thứ nhất: cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác hoạch định chiến lược của các ngành, đặc biệt quan tâm đến cả chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị. Khi hoạch định chiến lược tổng hợp cần chú ý chỉ tiêu dài hạn vì nó định hướng cho sự phát triển của toàn ngành, toàn khu vực chứ không đơn thuần là các kết quả cụ thể, mà khu vực kinh tế cần đạt được trong tương lai. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh thay đổi nếu xuất hiện những nhân tố mới ảnh hưởng đến chỉ tiêu kế hoạch

Thứ hai: Khâu tổ chức thực hiện chiến lược là vô cùng quan trọng. Thực hiện đúng yêu cầu chiến lược, bổ sung kịp thời những khiếm khuyết và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới là những yêu cầu đặt ra trong khâu này của công tác hoạch định chiến lược.

Thứ ba: khâu kiểm tra,giám sát,đánh giá là một trong những khiếm khuyết của hầu hết chiến lược,ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của

Nhà nước.Nhiều văn bản,quy định thiếu vắng những qui định về kiểm tra và đánh giá thực hiện.Đây là khâu cuối cùng trong công tác hoạch định chiến lược, nhưng nó rất quan trọng, cung cấp những thông tin phản hồi về tình hình thực hiện và có biện pháp điều chỉnh kịp thời để thực hiện tốt hơn.Do vậy, cần điều chỉnh trong công tác kiểm tra và đánh giá kêt quả,bổ sung các qui định vào những văn bản chiến lược mà còn thiếu,góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển của khu vực..

4.2.2.2.Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch :

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch ngành,vùng,đảm bảo sự phù hợp giữa quy hoạch ngành của trung ương và quy hoạch lãnh thổ của địa phương là những biện pháp vĩ mô quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Một bài học thực tế những năm qua là, do tập trung vốn vào một số ngành nghề cụ thể không theo một quy hoạch thống nhất, quá tham vọng so với khả năng hạn chế của thị trường như đường,xi măng,.. đã làm cho những ngành nay lâm vào tình trạng khó khăn khi khủng hoảng xảy ra.Hay là ưu tiên phát triển vào một số huyện thị mà quên đi những huyện khác còn khó khăn nhiều.Vì vậy, việc hoàn thiện quy hoạch các ngành,các địa phương và lãnh thổ,đảm bảo sự phù hợp giữa quy hoạch ngành của trung ương và quy hoạch lãnh thổ của địa phương là điều kiện đầu tiên để từ đó xây dựng quy hoạch đầu tư,xác định được các dự án cần đầu tư và dần từng từng bước cơ cấu lại các khoản chi.Công tác qui hoạch nói chung, qui hoạch đầu tư nói riêng, cần được hoàn thiện theo hướng sau:

Một là quy hoạch phát triển các ngành cần ưu tiên.

Hai là công tác quy hoạch hướng tới phục vụ phát triển nhanh và bền vững các vùng kinh tế trọng điểm chủ yếu xác định, đồng thời hỗ trợ các vùng khác phát triển thỏa đáng, để giảm khoảng cách giàu nghèo. Do vậy, trước mắt công tác quy hoạch và kế hoạch phải đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững của các vùng kinh tế trọng điểm chủ yếu đã xác định là Thành phố Vinh,thị xã Cửa Lò,thị trấn Hoàng Mai,… bằng các cơ chế chính sách và phát huy nguồn lực tổng hợp để tạo điều kiện thu hút, tích cực tập trung vốn, tạo bước đột phá cho toàn bộ nền

kinh tế. Trong khi đó, toàn bộ khu vực nông thôn từng bước phát triển bằng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư của ngân sách nhà nước và nguồn lực tại chỗ. Có thể vẫn chấp nhận khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng tiếp tục được nới rộng ra trong thời gian tới, nhưng với tiền đề do khu vực trọng điểm tạo ra, sẽ dần điều tiết, hỗ trợ cho các vùng khó khăn trong việc xóa đói giảm nghèo và từng bước phát triển

Ba là việc xây dựng các quy hoạch và kế hoạch đầu tư cần chú trọng bố trí hợp lý giữa đầu tư mới, đầu tư mở rộng với đầu tư chiều sâu, giữa đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư vào tài sản vô hình với việc đảm bảo đủ vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực

4.2.2.3 Sắp xếp lại,tăng quy mô vốn cho các doanh nghiệp nhà nước:

Tăng cường đẩy nhanh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước :

Sắp xếp lại và đổi mới DNNN là công việc không dễ dàng, phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề.Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp, thì việc sắp xếp đổi mới DNNN cần theo những hướng sau:

Thứ nhất cần đổi mới phương thức quản lý DNNN hoạt động công ích. DNNN hoạt động công ích có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho cơ sở hạ tầng kinh tế quốc dân, Tuy nhiên cần xác định rõ bao nhiêu DNNN hoạt động công ích, ở lĩnh vực nào, mô hình tổ chức ra sao, để đảm bảo tốt nhất việc cung cấp những nhu yếu phẩm cho xã hội, vừa thúc đẩy cho xã hội phát triển, vừa không trở thành gánh nặng cho ngân sách.Cần thực hiện cơ chế đấu thầu các sản phẩm dịch vụ công ích, kể cả việc đấu thầu hoặc khoán định mức bù lỗ. Cần có cơ chế để xác định giá, phí, mức trợ giá, bù lỗ cho sản phẩm dịch vụ một cách phù hợp hơn.

Thứ hai tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa một bộ phận DNNN. Giải pháp cổ phần hóa một bộ DNNN mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn là một trong những giải pháp quan trọng, nhằm huy động vốn đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh có lãi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp này.

Thứ ba tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc tỉnh,các sở,ban,ngành.

4.2.2.4.Quản lý tốt các dự án có vốn từ NSNN.Tạo hành lang pháp lý thông thoáng để quản lý hoạt động đầu tư.

Thứ nhất về thực hiện nghiêm túc quy chế đấu thầu.: phải có những quy định, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm quy chế đấu thầu, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, nhằm lựa chọn cho nhà thầu có năng lực nhất thực hiện công trình. Trong các công trình XDCB, tình trạng thất thoát xảy ra rất nhiều, và do rất nhiều nguyên nhân, do chủ đầu tư, do ban quản lý dự án…Do đó cần quy định cụ thể đâu là hành vi vi phạm và có chế tài xử lý đối với từng hành vi vi phạm. Ngoài ra, việc lạm dụng đấu thầu đã làm giảm tính cạnh tranh trong đầu thầu và là nguyên nhân của các hành động tiêu cực. Quy chế đấu thầu khuyến khích áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, nhưng trên thực tế số gói thầu thực hiện đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu vẫn chiếm tỷ lệ cao. Do vậy, cần có sự sửa đổi các quy định vể công tác đấu thầu. Nên có các quy chế xử phạt rõ ràng cả về hành chính và bằng tiền đối với cá nhân đơn vị làm trái quy định.

Thứ hai,cần thực hiện tốt công tác kiểm tra thường xuyên các công trình xây dựng cơ bản.

Thứ ba cần có những định chế tài chính thích hợp để hạn chế tình trạng nợ nần dây dưa trong việc thanh toán vốn đầu tư XDCB.

4.2.2.5.Tăng cường cải cách thủ tục hành chính

Hiện nay thủ tục hành chính liên quan đến việc đầu tư của các doanh nghiệp, kể cả DNNN cũng đang rất rườm rà, có nhiều vướng mắc. Lâu nay cải cách hành chính được coi là một khâu tạo ra đột phá; tuy nhiên, luôn luôn bị chậm, ngay cả thanh tra công vụ cũng làm chậm. Nếu cải cách hành chính làm tốt hơn thì hiệu quả đầu tư phát triển sẽ cao hơn. Cơ chế “một cửa” trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước vẫn tồn tại nhiều bất cập. Nhiều địa phương tuy là “một cửa” nhưng lại rất “nhiều bàn”. Hay là một doanh nghiệp muốn đầu tư, làm thủ tục xin cấp phép dự án củng cần rất nhiều thời gian, làm chậm tiến độ,

và mất đi một phần không nhỏ cơ hội của chủ đầu tư. Vì vậy, thời gian tới, các cơ quan Nhà nước cần tăng cường cải cách thủ tục hành chính hơn nữa. Cơ chế “một cửa” cần phải làm đúng như tên gọi của nó, chứ không phải chỉ là hình thức. Thủ tục cấp phép cho một dự án ở ủy ban nhân dân các cấp cần thông thoáng và đơn giản hơn nữa.

4.2.2.6.Tăng cường vận động xúc tiến và kêu gọi thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Chủ trương phát huy nội lực là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có những lĩnh vực, những dự án nếu không huy động vốn từ các tỉnh bạn hay vốn từ nước ngoài thì khó có thể đầu tư hoặc đầu tư rất chậm. Do đó phải cân đối nội lực với ngoại lực phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh trong từng thời kỳ. Cần rà soát lại các quy hoạch phát triển ngành theo hướng đảm bảo cân đối nguồn vốn đầu tư. Đối với những ngành lĩnh vực, dự án mà vốn nội địa khó có thể đáp ứng đủ, cần khuyến khích nước ngoài đầu tư. Vì thế, trước mắt cần rà soát lại danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài để điều chỉnh, bổ sung những dự án quy mô lớn cần kêu gọi đầu tư, hoàn chỉnh nghiên cứu tiền khả thi của các dự án với các thông số kinh tế kỹ thuật cần thiết để tạo điều kiện cho việc tuyên truyền vận động đầu tư.

Triển khai nhanh và có hiệu quả các Nghị định mới của Chính phủ như Nghị định 27/2003/NĐ- CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 24/2001/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại VN, Nghị định 38/2003/ NĐ- CP về chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Đổi mới căn bản hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng chủ động, có hướng đích, có trọng điểm.

Một phần của tài liệu Phân tích biến động của các chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất của tỉnh Nghệ An (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w