Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương việt nam (Trang 82 - 84)

- Đến nay, NHCTVN đã có một hệ thống đông đảo khách hàng với số lượng hơn 300.000 có quan hệ giao dịch quốc tế thường xuyên, trong đó đặc biệt

3.2.3.Giải pháp về nguồn nhân lực

Con người là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đầu tư vào con người có ý nghĩa sống còn đối với sự thành đạt của ngân hàng. Chất lượng hoạt động TTQT nói chung và chất lượng thanh toán hàng xuất khẩu nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ cán bộ.

- Tại Sở giao dịch 3: Ban lãnh đạo phải tiến hành từng bước rà soát sắp xếp lại đội ngũ cán bộ làm TTQT, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ TTQT, lên kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ TTQT đảm bảo cho việc xử lý chứng từ tại SGD đựoc tiến hành một cách thông suốt với năng suất và chất lượng cao hạn chế rủi ro trong công tác thanh toán.

- Tại các chi nhánh:

• Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo về nghiệp vụ để bổ sung kiến thức về thương mại quốc tế như: Các rủi ro mà doanh nghiệp XNK Việt nam thường gặp phải, tình hình thị trường thế giới và triển vọng xuất khẩu của Việt nam.. hướng dẫn việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu theo các phương thức khác nhau, phổ biến các kỹ thuật thanh toán mới áp dụng trên thế giới

• Đổi mới nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng như nhân viên về chính sách khách hàng, khuyến khích họ tăng cường tìm hiểu các khách hàng mà họ phục vụ về tình hình tài chính, uy tín cũng như các nhu cầu của khách hàng khi giao dịch với NHCTVN. Mỗi tháng, quí, năm có thể yêu cầu các các bộ phải lập các báo cáo về các khách hàng mà họ quản lý dựa trên các chỉ tiêu như: số lần giao dịch, kim ngạch giao dịch, tình hình các khoản đã được thanh toán, chưa thanh toán (thông tin về đối tác nước ngoài và ngân hàng phát hành), tình hình chiết khấu chứng từ, tình hình thanh toán các khoản nợ, ngân hàng liên quan trong quá trình thực hiện thanh toán – đây là những thông tin rất cần thiết cho việc thực hiện chinh sách khách hàng của NHCTVN.

Bên cạnh đó, xây dựng quy trình tuyển dụng cán bộ TTQT đảm bảo yêu cầu chất lượng, mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, sắp xếp đúng người đúng việc theo trình độ và yêu cầu công việc. Tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác TTQT theo đúng đối tượng, khuyến khích tinh thần tự học của cán bộ TTQT. Tổ chức các lớp đào tạo về ngoại ngữ, tin học, chuyên môn nghiệp vụ. Thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra sát hạch trình độ cán bộ từ đó có kế hoạch phân loại đào tạo hoặc chuyển sang vị trí khác phù hợp. Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ ngắn ngày cho cán bộ, thông qua đó tạo điều kiện cho các các bộ nghiệp vụ gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, đưa ra các tình huống khó khăn trong công việc để cùng giải quyết, rút kinh nghiệm, trình tự thủ tục đòi tiền và thanh toán, kinh nghiệm xử lý các tranh chấp…. Về lâu dài, cần phối hợp với các trường và các trung tâm đào tạo trong và ngoài nước gửi cán bộ đi học về chuyên môn, ngoại ngữ và các nghiệp vụ khác liên quan về chuyên sâu. Có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với những cán bộ giỏi về chuyên môn

nghiệp vụ, hoàn thành tốt công việc được giao, có nhiều sáng tạo, tích cực xông xáo thu hút nhiều khách hàng mới về giao dịch. Đồng thời có chế độ kỷ luật, chuyển công tác khác với những cán bộ ý thức kỷ luật kém, có hành vi vi phạm đạo đức, chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, gây ra sai sót làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Có cơ chế về tiền lương, tiền thưởng để động viên, khuyến khích thu hút những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực TTQT. Khen thưởng đối với các chi nhánh hoàn thành tốt công tác kinh doanh đối ngoại, tạo nguồn thu ngoại tệ cho NHCTVN.

Một phần của tài liệu Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương việt nam (Trang 82 - 84)