- Tuyển dụng mới và Chi phí Tuyển dụng 446 372.884
5 Công tác đào tạo và phát triển 188 303.699.20 Các khóa Đào tạo nội bộ và Chi phí đào tạo6-
2.3 Thực trạng cơ cấu tổ chức hiện nay của Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á
* : Các văn phòng đại diện và giao dịch gồm: - Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng
- Văn phòng đại diện tại Nha Trang
- Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh **: Các công ty thành viên bao gồm:
1. Công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á - VAELEC
2. Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Việt Á - VATRACO 3. Công ty TNHH Cáp điện Việt Á - VACABLE
4. Công ty TNHH Cơ khí Việt Á - VAMECO
5. Công ty TNHH Nhựa Composite Việt Á - VAPLASCOM 6. Công ty TNHH Phát triển điện lực Việt Á - VAPDECO 7. Công ty Hệ thống Công nghiệp Việt Á - VAINSYST 8. Công ty CP Xây dựng Công nghiệp Việt Á - VAINCON 9. Công ty CP Bất động sản Việt Á - VAREAL
10. Công ty Đầu tư Phát triển Việt Á - VAINVEST 11. Công ty Truyền thông Việt Á - VAMEDIA 12. Công ty CP Việt Á Nghĩa Đàn - VADAN 13. Trung tâm Tư vấn Thiết kế Việt Á - VAECC
14. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Việt Á - VARDC 15. Trung tâm Công nghệ Thông tin Việt Á - VAINTECH
16. Trung tâm Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Việt Á - VATRAINING
Các chức danh này được thành lập trên cơ sở hiện trạng cơ cấu tổ chức Tập đoàn hiện nay.
Các chức danh lãnh đạo, quản lý tách riêng theo từng vị trí như chủ tịch Hội đồng quản trị có kiêm cả Tổng Giám đốc hay khi tập đoàn thuê Tổng giám đốc, 2 vị trí này có chức năng nhiệm vụ rõ ràng hơn, riêng biệt hơn. Đối với các chuyên gia tư vấn, không thể hiện trong sơ đồ, mỗi chuyên gia tư vấn (về từng lĩnh vự) chịu sự quản lý trực tiếp của Phó tổng giám đốc (hoặc phó giám đốc hay phòng nghiệp vụ) tương ứng để thực hiện chương trình nhiệm vụ được Chủ tịch – Tổng giám đốc phê duyệt
I, Hội đồng quản trị: 1. Chức năng:
Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Tập Đoàn để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Tập đoàn, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông
2. Nhiệm vụ:
2.1 Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển chung và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm
2.2 Quyết định tăng, giảm cơ cấu vốn điều lệ, loại cổ phần, và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại.
2.3 Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được chào bán của từng loại.
2.4 Quyết định phương án đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh.
2.5 Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp đồng mua, bán cho vay và hợp đồng kahcs có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán Tập đoàn
2.6 Các hợp đồng của tập đoàn ký với tổ chức có các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc thành viên Ban kiểm soát , Cổ đông sở hữu trên
10% số cổ phần có quyền biểu quyết và với người có liên quan của họ tham gia góp vốn hay điều hành có giá trị nhỏ hơn 20% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán phải được Hội đồng quản trị chấp thuận trước khi ký.
2.7 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Tổng giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của tập đoàn; quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó.
2.8 Giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc và các cán bộ Tập đoàn, quyết định thành lập các đơn vị thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp khác.
2.10 Trình báo quyết toán Tài chính hàng năm lên đại hội đồng cổ đông Quyết định và thông báo Đại hội đồng cổ đông mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hay xử lý các khoản lãi lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh
2.11 Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của tập đoàn; định giá tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng.
2.12 Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hay thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định.
2.13 Quyết định mua lại không quá 10% hoặc không mua lại số cổ phần đã bán của từng loại
2.14 Trình Đại hội đồng cổ đông việc tổ chức lại hoặc giải thể tập đoàn 2.15 Thành viên hội đồng quản trị có quyền yêu cầu Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, cán bộ quản lý các đơn vị khác trong tập đoàn cung cấp các thông tin và tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của tập đoàn và của các đơn vị tập đoàn.
2.16 Chịu trách nhiêm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho tập đoàn.
3. Trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng quản trị:
Trách nhiệm:
3.1 Trách nhiệm đối với công ty:
- Tuân thủ điều lệ, nội quy, quy chế của công ty và các quyết đinho của đại hội đồng cổ đông.
- Không được phép tiết lộ bí mật về hoạt động kinh doanh, công nghệ, tài chính và các tài liệu quan trọng kahcs cho bất kỳ tổ chức cá nhân nào.
- Không được phép làm tổn hại đến uy tín, lợi ích của công ty. 3.2 Trách nhiệm đối với công việc:
a. Trách nhiệm chung:
- Thực hiện nhiệm vụ được giao 1 cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích hợp pháp của công ty
- Không được làm bất cứ việc gì để thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác, không được nhận hối lộ hoa hồng.
b. Trách nhiệm đối với công việc:
- Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
- Báo với Hội đồng quản trị về kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao, đề xuất kiến nghị các giải pháp tăng cường quản lý công ty.
Quyền hạn:
1.Được thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm 2 mục 1 như trên trong phạm vi được Đại hội đồng cổ đông phân công.
2. Được quyền từ chối thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn trái với các nhiệm vụ quyền hạn trái với các quy định trong điều lệ công ty.
3. Được quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông để thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề; phương hướng nhiệm vụ phát triển công ty, bổ sung sửa đổi Điều lệ công ty, các vấn đề về tài chính của công ty.
4. Bầu, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, quyết định, bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật mức lương và các lợi ích khác của các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
5. Tham gia quyết định việc tổ chức, chuyển đổi hình thức hay giải thể công ty.
6. Các quyền khác theo quy định cảu điều lệ công ty và quy định của pháp luật
Yêu cầu chung:
- Là thành viên góp vốn vào công ty theo quyết định của điều lệ công ty.
- Được các thành viên góp vốn vào công ty bầu vào hội đồng quản trị.
Yêu cầu về trình độ, kỹ năng:
- Có kiến thức kinh tế và quản lý để thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn của mình
- Nếu không đủ trình độ kỹ năng có thể thuê chuyên gia tư vấn về các lĩnh vực cần thiết
II. Chủ tịch hội đồng quản trị
1.Chức năng: Chủ tịch hội đồng quản trị là người thay mặt Hội đồng quản trị lãnh đạo, quản lý toàn bộ hoạt động công ty, là người đại diện theo pháp luật. chủ tịch hội đồng quản trị có thể kiêm Tổng giám đốc.
2. Nhiệm vụ:
2.2 Chuẩn bị chương trình, nội dung các tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp hội đồng quản trị và kết luận các vấn đề của cuộc họp sau khi thông qua ý kiến của Hội đồng quản trị.
2.3 Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị dưới hình thức khác.
2.4 Phân công theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị
2.5 Chủ tọa các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
2.6 Thay mặt Hội đồng quản trị kí các văn bản thuộc quyền của Hội đồng quản trị
2.7 Định hướng chiến lược
2.8 Quy định phương thức hoạt động của tập đoàn.
2.9 Chỉ đạo, giám sát việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định và các quy định khác của Hội đồng quản trị trong toàn công ty.
2.10 Thay mặt Hội đồng quản trị ký các nghị quyết, quyết định và các quy định khác của Hội đồng quản trị.
2.11 Quyết định những vấn đề quan trọng khác của Tập đoàn.
2.12 Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền triệu tập họp Hội đồng quản trị
2.13 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định cảu điều lệ công ty và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Trách nhiệm:
3.1 Trách nhiệm đối với công ty:
- Tuân thủ Điều lệ của công ty, các quy định của Hội đồng quản trị - Không làm ảnh hưởng đến uy tín, lợi ích của công ty.
- Thực hiện nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích hợp pháp của công ty
- Báo cáo trước Hội đồng quản trị về kết quả thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm về kết quả đó.
Quyền hạn:
- Được thực hiện các nhiệm vụ quy định như trên
- Được quyết định các vấn đề cấp bách liên quan đến hoạt động của công ty khi chưa kịp triệu tập họp Hội đồng quản trị, sau đó phải báo cáo lại với Hội đồng quản trị.
- Được quyền từ chối thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của thành viên khác trái với lợi ích của công ty và các quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quyền khác theo quy định của Điều lệ Công ty và quy định cuả pháp luật.
- Thực hiện các quyền khác theo quy định của điều lệ công ty, quyết định của Hội đồng quản trị và các quy định của pháp luật.
Yêu cầu về trình độ.
- Tốt nghiệp Đại học hay trên Đại học về kinh tế hay kỹ thuật.
- Có trình độ chuyên môn, năng lực quản trị điều hành doanh nghiệp - Có khả năng làm việc chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ.
- Sử dụng thành thạo Tiếng Anh và Vi tính
Yêu cầu về kỹ năng:
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc với vị trí tương ứng - Có kiến thức kỹ năng giao tiếp tốt.
IV. Phó Tổng giám đốc tổ chức hành chính: 1. Chức năng:
Phó Tổng giám đốc Tổ chức hành chính là người giúp việc cho Tổng giám đốc để thực hiện chức năng nhiệm vụ cố vấn, tham mưu cho lãnh đạo các cấp về bảo vệ, phát triển và sử dụng nguồn lực con người thông qua các chiến lược, chương trình, các chế độ, chính sách, thủ tục và dịch vụ, hệ thống quản lý hành chính hệ thống Công nghệ thông tin, hệ thống Quản lý môi trường và công tác Marketng của toàn tập đoàn.
2. Nhiệm vụ:
2.1 Chịu trách nhiệm chung về điều hành, giám sát các công tác thuộc lĩnh vực Tổ chức hành chính, Công nghệ thông tin, Quản lý chất lượng, hệ thống quản lý môi trường và công tác Marketing của toàn tập đoàn.
2.2 Thừa lệnh Tổng giám đốc tổ chức và chỉ đạo thực hiện và quyết định các vấn đề thuộc lĩnh vực tổ chức hành chính trên cơ sở các nội quy, quy chế, quy định của công ty
2.3 Nhận kế hoạch công tác của tập đoàn giao và giao lại cho các đơn vị trực thuộc tập đoàn.
2.4 Sắp xếp, phối hợp, chỉ đạo bộ máy tổ chức và nhân sự trong toàn tập đoàn bảo đảm tính tối ưu và hiệu quả
2.5 Tổ chức bộ máy quản trị nguồn nhân lực trong toàn Tập đoàn. Phân công, điều hành các cán bộ Tổ chức hành chính thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ quyền hạn của khối Tổ chức hành chính.
2.6 Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cán bộ nhân viên của các đơn vị trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao.
2.7 Quản lý chung cán bộ nhân viên trong tập đoàn về việc tuân thủ theo các Nội quy, quy chế, chính sách của Công ty.
2.8 Báo cáo, kiến nghị, đề xuất ý kiến với Chủ tịch – Tổng giám đốc các vấn đề vượt quá quyền giải quyết.
2.9 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chủ tịch – Tổng giám đốc giao.
2.10 Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch – Tổng giám đốc về kết quả quản lý điều hành khối tổ chức hành chính và các phòng Tổ chức hành chính cảu các đơn vị
3. Trách nhiệm và quyền hạn của Tổng giám đốc:
Trách nhiệm:
3.1 Trách nhiệm đối với công ty:
- Tuân thủ điều lệ, nội quy, quy chế của công ty, các quyết định của Hội đồng quản trị
- Không được tiết lộ bí mật công nghệ sản xuất kinh doanh, quản lý, các tài liệu quan trọng cho bất kỳ tổ chưc, cá nhân.
- Không được làm tổn hại đến uy tín, lợi ích của công ty. 3.2 Trách nhiệm đối với công việc:
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn một cách mẫn cán, trung thực vì lợi ích hợp pháp của công ty.
- Không được lạm dụng quyền hạn, địa vị, sư dụng tài liệu của công ty để thu lợi riêng cho bản thân và người khác. Không được nhận hối lộ,hoa hồng dưới bất kỳ hình thức nào.
- Báo cáo tổng giám đốc về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm về kết quả đó.
- Chịu tách nhiệm về việc thực hiện các nghĩa vụ khác do Tổng giám đốc giao hay do pháp luật và điều lệ công ty quy định
Quyền hạn:
- Có quyền điều hành các lĩnh vực, vị trí công tác Tổ chức hành chính theo sự phân công của Tổng giám đốc.
- Thay mặt tổng giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động Tổ chức hành chính tập đoàn khi Tổng giám đốc đi vắng được ủy quyền lại.
- Được quyền từ chối thực hiện các nhiệm vụ trái với điều lệ tập đoàn và các quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quyền khác được Tổng giám đốc giao.
Yêu cầu trình độ:
- Tốt nghiệp Đại học hay trên Đại học về Kinh tế, Quản trị nguồn nhân lực.
- Có khả năng làm việc độc lập, chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Sử dụng thành thạo Tiếng Anh và Vi tính
Yêu cầu kỹ năng:
- Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc với vị trí tương ứng. - Có kiến thức kỹ năng giao tiếp tốt.
V. Phó Tổng Giám đốc kinh doanh: 1. Chức năng:
Phó Tổng giám đốc kinh doanh là người giúp việc cho Tổng giám đốc để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý điều hành, tổ chức các hoạt động kinh doanh và phát triển, mở rộng thị trường, thị phần cảu toàn tập đoàn.
2. Nhiệm vụ:
2.1 Chịu trách nhiệm chung về điều hành, giám sát các công tác thuộc lĩnh vực kinh doanh theo sự phân công của Tập đoàn.
2.2Thừa lệnh Tổng giám đốc quyết định và chỉ đạo khối kinh doanh thực hiện những đường hướng, mục tiêu trong kinh doanh
2.3Nhận kế hoạch công tác của Tập đoàn giao và giao lại cho các đơn vị trực thuộc trong tập đoàn
2.4Phối hợp với các Phó Tổng giam đốc khác tổ chức thực hiện các