Những nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượngcho vay tiêu dùng tại Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình (Trang 32 - 34)

Những nhân tố từ phía khách hàng

• Nhu cầu vay vốn tiêu dùng của KH

Trong nền kinh tế thị trường, khi nhu cầu về một loại hàng hóa nào đó tăng lên thì việc tăng cung để đáp ứng nhu cầu đó là hết sức cần thiết. Trong lĩnh vực tín dụng, điều này cũng hoàn toàn đúng. Người tiêu dùng có nhu cầu lớn về vốn tiêu dùng sẽ thúc đẩy NH nâng cao chất lượng CVTD, qua đó thu hút đông đảo hơn lượng KH đến với NH. Vì thế, cầu về vốn tiêu dùng của KH là nhân tố khách quan tác động tới việc nâng cao chất lượng CVTD của NHTM.

• Khả năng đáp ứng điều kiện vay của KH: được xem xét trên các khía cạnh: năng lực tài chính và tào sản đảm bảo của KH. Các yếu tố này quyết định đến việc họ có được vay vốn NH hay không.

Phân tích trước khi cấp tín dụng là khâu không thể thiếu trong hoạt động cho vay của NHTM. Thông qua đó, NH nắm được tình hình và năng lực tài chính của KH cần vay vốn. Tình hình và năng lực tài chính của KH càng mạnh thì khả năng đáp ứng các điều kiện cho vay càng lớn.

CVTD là hoạt động tín dụng hàm chứa nhiều rủi ro nên NH luôn yêu cầu tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Tài sản đảm bảo là căn cứ để NH xác định mức cho vay đối với KH. Nếu KH không có tài sản đảm bảo, không có người bảo

lãnh hoặc giá trị tài sản đảm bảo thấp, không đủ tiêu chuẩn thì khó vay được vốn NH.

Như vậy,tình hình tài chính, năng lực tài chính và tài sản đảm bảo là những yếu tố quyết định tới khả năng đáp ứng điều kiện vay của KH vay tiêu dùng. Các chỉ số đó càng tốt, việc nâng cao chất lượng CVTD của NHTM càng được thực hiện dễ dàng hơn.

Những nhân tố từ phía môi trường kinh doanh

• Thực trạng chung của nền kinh tế: Hoạt động NH có liên quan đến tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế. Vì thế, những biến động của nền kinh tế sẽ có tác động tới hoạt động của NH, đặc biệt là hoạt động cho vay. Cụ thể, khi nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên. Các NHTM có xu hướng nâng cao chất lượng tín dụng CVTD, qua đó thu hút được nhiều KH, mở rộng lĩnh vực đầu tư.

• Môi trường pháp lý: Tín dụng là một trong những hoạt động rủi ro nhất của NH, song lại rất quan trọng đối với nền kinh tế. Vì thế, nó chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ của pháp luật. Môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch với hệ thống các văn bản pháp luật hợp lý, thống nhất là điều kiện để KH tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn của NHTM.

• Môi trường chính trị xã hội: Môi trường chính trị xã hội ổn định giúp đời sống người dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng tăng cả về chất và lượng. Trái lại, môi trường chính trị xã hội kém ổn định sẽ làm cho xu hướng tiêu dùng của người dân giảm sút, dẫn đến sự thu hẹp hoạt động CVTD của NHTM.

Tóm lại, việc nâng cao chất lượng CVTD không chỉ chịu ảnh hưởng từ những nhân tố bên trong NHTM, mà còn từ nhiều nhân tố khách quan khác. Hoạt động đó tốt hay xấu, mạnh hay yếu đều do các nhân tố này quyết định. Vậy,

thực trạng hoạt động CVTD của chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình đang diễn ra như thế nào? Các nhân tố kể trên có tác động ra sao tới thực trạng ấy? Những vấn đề này sẽ được trình bày rõ ràng ở chương 2.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG

THƯƠNG BA ĐÌNH

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượngcho vay tiêu dùng tại Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w