hoạt động tài
chính 10.779 15.171 14.011 4.392 40,75 -1.160 -7,65
(Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng)
Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, mọi chỉ tiêu về Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ…đều phục vụ cho mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên ở đây ta chỉ xét chỉ tiêu lợi nhuận ở khía cạnh do nghiệp vụ tín dụng mang lại không tính đến các khoản chi phí về quản lý, chi phí bán hàng,.... Lợi nhuận này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào quy mô hoạt động tín dụng và khả năng cạnh tranh của từng Ngân hàng.
Nhìn chung, lợi nhuận đạt được từ hoạt động tín dụng Ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2004 hoạt động tín dụng mang lại cho Ngân hàng 10.779 triệu đồng lợi nhuận. Năm 2005 tăng lên 15.171 triệu đồng, tức tăng thêm 4.392 triệu đồng (hay 40,75%) so với năm trước. Trong đó chủ yếu là do thu lãi tiền vay tăng lên từ 45.840 triệu đồng năm 2004 lên 52.989 triệu đồng năm 2005, đã tăng lên 7.149 triệu đồng, tương đương 15,59%. Bên cạnh đó, thu lãi từ tiền gửi cũng tăng lên đáng kể. Thu lãi tiền gửi tăng lên từ 524 triệu đồng năm 2004 lên 1.546 triệu đồng năm 2005, tức tăng thêm 1.022 triệu đồng, tăng tương đối 195,04%. Vốn huy động của Ngân hàng thu đáng kể nên Ngân hàng đem cho các tổ chức kinh tế và cá nhân vay, thu lợi nhuận về cho đơn vị thông qua lãi suất cho vay. Qua đó cho thấy lợi nhuận thu nhập tài chính đã tăng lên rất nhanh.
Sang năm 2006, thu nhập hoạt động tài chính giảm so với năm trước. Năm 2006, lợi nhuận là 14.011 triệu đồng, giảm 1.170 triệu đồng so với năm 2005. Nguồn thu từ lãi tiền gửi và lãi tiền vay không giảm nhưng số tiền tương đối thu lãi tiền gửi và thu lãi tiền vay thấp hơn so với những năm trước. Tổng thu nhập hoạt động tài chính giảm, nguyên nhân do chi phí trả lãi tiền gửi đã tăng.
Năm 2006, thu lãi tiền gửi là 52.989 triệu đồng tăng 3.349 triệu đồng, tương ứng 6,32 % so với năm 2005. Thu lãi tiền vay cũng tăng, từ 1.546 triệu đồng năm 2005 tăng lên 3.746 triệu đồng năm 2006, tức tăng thêm 2.200 triệu đồng, tăng khoảng 142,3% so với năm trước do doanh số cho vay và doanh số thu nợ của Ngân hàng trong năm tăng.
Về chi phí lãi suất (Tổng chi): Năm 2004 chi phí trả lãi tiền gửi là 15.649 triệu đồng, trong đó chi phí trả lãi tiền vay chiếm ít hơn là 15.049 triệu đồng. Năm 2005, chi phí trả lãi tiền gửi tăng lên 23.363 triệu đồng, tương ứng 3.427 triệu đồng so với năm 2004 (tương ứng 17,19%), cao hơn so với chi phí trả lãi vay là 16.001 triệu đồng. Do trong hai năm này Ngân hàng đã có những chiến lược huy động vốn có hiệu quả hơn, đã huy động tối đa lượng tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư nên đã phần nào tăng tự lực của ngân hàng, giảm dần khoản vay từ NHTƯ.
Hiện nay, Ngân hàng đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, vì thế rất dễ gặp khó khăn trong việc huy động vốn do lãi suất thấp hơn lãi suất các Ngân hàng cổ phần. Bên cạnh đó việc đóng băng thị trường nhà đất đang dần biến mất nên các khách hàng có nhiều tiền nhàn rỗi thích đầu tư vào bất động sản – nó sinh lời cao hơn so với tiền gửi vào ngân hàng.
Sang năm 2006, chi phí lãi suất là 22.931 triệu đồng giảm 432 triệu đồng (tương ứng 1,85%), so với năm trước. Trong đó chi phí lãi vay tăng lên đáng kể, từ 16.001triệu đồng năm 2005 tăng lên 23.142 triệu đồng tương ứng 7.141 triệu đồng (tương ứng 44,63%). Nguyên nhân là do trong năm này nguồn vốn hình thành chủ yếu từ vốn vay NHTƯ và các tổ chức kinh tế, nguồn vốn huy động tại địa phương vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, đây cũng là thế mạnh và là chiến lược kinh doanh của Ngân hàng, bởi lẽ với tiềm năng sẵn có, lúc thiếu vốn Ngân hàng có thể dễ dàng nhận được nguồn vốn điều chuyển từ NHTƯ, và vay các tổ chức tín dụng khác với lãi suất thấp, giúp Ngân hàng tiết kiệm được chi phí phát hành các loại giấy tờ có giá.
Kết quả trên cho thấy nguồn thu của Ngân hàng đã có sự phân tán, không chỉ tập trung vào thu nhập lãi suất là thu lãi tiền vay và thu lãi tiền gửi mà còn ở một số dịch vụ mới của Ngân hàng như nghiệp vụ bảo lãnh, thu tiền tận nơi, chuyển tiền, thu đổi
ngoại tệ,.... Chứng tỏ sản phẩm Ngân hàng rất đa dạng và ngày càng được nâng cao chất lượng, chiếm được lòng tin của khách hàng.
Chương 5: