Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dựán đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Đầu từ& Phát triển Bắc Hà Nội (Trang 48 - 52)

- Thuế suất, tỷ giá…

3.2.1. Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án

Hiện nay Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà Nội và trong toàn hệ thống BIDV Việt Nam đã ban hành Quy trình thẩm định dự án để nhằm định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, của cán bộ thẩm định cũng như các phòng ban chức năng, đồng thời tạo ra sự thống nhất, khoa học, đảm bảo kiểm soát được hoạt động nghiệp vụ. Tuy nhiên, về mặt nội dung và phương pháp thẩm định tài chính vẫn còn một số tồn tại nhất định, cần có những biện pháp tháo gỡ.

Hiện tại, đối với phần thẩm định vốn đầu tư của dự án, Chi nhánh chỉ xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, đã tính đủ các khoản cần thiết chưa… Tuy nhiên, để có thể xem xét, đánh giá một cách kỹ lưỡng hơn, Chi nhánh cần quy định cụ thể những nội dung cần xem xét trong tổng vốn đầu tư dự án: vốn đầu tư cố định (trang thiết bị và xây lắp); vốn đầu tư lưu động; vốn dự phòng; vốn bù đắp các chi phí khác.

Đối với mỗi dự án, việc phân loại vốn đầu tư giúp các cán bộ thẩm định xây dựng được một kết cấu vốn đầu tư và tài sản thích hợp, tạo điều kiện cho công tác thẩm định được tiến hành một cách thuận lợi hơn. Hơn nữa, việc kiểm tra và xác định các loại vốn này là cơ sở để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa tài sản cố định, khấu hao, nợ phải trả.

Ngoài ra, trong thực tế có không ít trường hợp tổng vốn đầu tư của các dự án khi được trình lên ngân hàng thấp hơn tổng vốn bỏ ra khi dự án được triển khai và đi vào hoạt động. Do vậy, để xác định chính xác hơn nhu cầu vốn đầu tư cho dự án, ngân hàng không nên quá phụ thuộc vào nguồn số liệu do chủ đầu tư cung cấp mà nên tham khảo thêm thực tế từ những dự án cùng loại đã và đang đi vào hoạt động.

3.2.1.2. Xác định mức lãi suất chiết khấu hợp lý đối với từng dự án

Để có thể đưa ra đánh giá về hiệu quả tài chính dự án, cán bộ thẩm định chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu như NPV, IRR,… Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất gặp phải khi tính toán các chỉ tiêu này là việc xác định mức LSCK. Các chỉ tiêu trên chỉ phản ánh chính xác hiệu quả tài chính của dự án khi được tính toán với một mức LSCK hợp lý. Về bản chất, để tính toán chính xác LSCK phục vụ cho việc chiết khấu các dòng tiền của dự án cần đảm bảo được 3 yêu cầu sau: bù đắp rủi ro, phản ánh được chi phí sử dụng vốn của dự án, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Việc xác định LSCK phụ thuộc vào phương án nguồn vốn tài trợ dự án. Đối với các dự án trình lên ngân hàng để xin tài trợ thường có cơ cấu gồm nợ và vốn chủ sở hữu. Vì vậy, trong nội dung chuyên đề này em xin đưa ra phương pháp tính LSCK đối với trường hợp nguồn vốn tài trợ hỗn hợp.

Giả định rằng một doanh nghiệp sử dụng cả nợ và vốn chủ sở hữu để tài trợ cho dự án của mình.

Với: B: vốn chủ sở hữu S: vốn vay

rB: chi phía khoản vay (lãi vay) rs: chi phí vốn chủ sở hữu

Thì chi phí vốn của dự án là chi phí bình quân gia quyền: WACC = rS + rB

Do lãi suất là khoản giảm trừ thuế TNDN. Vì vậy với mức thuế TNDN là t thì chi phí vay nợ sau thuế = rB x (1 - t)

Chi phí vốn bình quân của dự án (sau thuế) là: WACC = rS + rB (1 - t)

Đối với ngân hàng, tỷ lệ chiết khấu thích hợp nên bằng chi phí sử dụng vốn bình quân cộng với mức bù rủi ro của dự án.

3.2.1.3. Thẩm định khả năng trả nợ thực tế của dự án

Đối với nhiều ngân hàng, thẩm định khả năng trả nợ của dự án có thể được xem là nội dung quan trọng bậc nhất.

Nguồn trả nợ của dự án thường được tính theo công thức sau:

Nguồn trả nợ năm thứ i của dự án = %LNSTi + KH năm i của dự án Trên thực tế, LNST không thể dùng toàn bộ để trả nợ mà chỉ có thể huy động được 50-70%, phần còn lại phải phân bổ vào các quỹ theo quy định và một phần dùng để tái đầu tư.

Để làm tăng khả năng trả nợ của dự án, chủ đầu tư thường nâng mức khấu hao trong những năm đầu dự án đi vào hoạt động. Do đó, để xác định chính xác khả năng trả nợ thực tế của dự án, ngân hàng cần kiểm tra, thẩm

định để bảo đảm mức trích khấu hao được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài chính.

Sau khi đã xác định được nguồn trả nợ của dự án, ngân hàng cần xây dựng bảng kế hoạch trả nợ từng năm của dự án. Nợ phải trả hàng năm bao gồm đầy đủ các khoản phải trả đối với ngân hàng cũng như đối với các tổ chức tín dụng khác. Từ đó, ngân hàng sẽ tính toán được khả năng trả nợ thực tế của dự án thông qua mức chênh lệch giữa nguồn trả nợ với nợ phải trả.

3.2.1.4. Thẩm định mức độ rủi ro của dự án

Đối với công tác thẩm định tài chính dự án, việc phân tích rủi ro có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng quát hơn về mức độ phù hợp của dự án so với thực tế, về mức độ thích ứng của dự án đối với những biến động bất thường xảy ra trên thị trường.

Để đánh giá rủi ro của dự án, người ta thường sử dụng 2 phương pháp, đó là: Phân tích độ nhạy và phân tích tình huống.

Hiện tại, ở Chi nhánh đã áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy để đánh giá mức độ rủi ro của dự án. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án (NPV, IRR…) theo biến thiên của các yếu tố ảnh hưởng như công suất, giá bán, lãi vay, chi phí cố định, chi phí biến đổi… Tuy nhiên, phương pháp này có những hạn chế sau:

- Với một yếu tố nhất định như giá bán, doanh số bán, khi biểu diễn trên đồ thị ta có thể thấy độ dốc của NPV hoặc IRR là rất lớn nhưng trên thực tế những yếu tố như vậy lại được cố định bởi những hợp đồng cung cấp thì dự án có thể vẫn khá an toàn.

- Với phương pháp này, bằng cách thay đổi các biến trong phạm vi có thể và không được tính toán dựa trên sự phân bố xác suất nên khó có thể lượng hoá được cơ bản các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trong trường hợp tốt nhất và xấu nhất so với cơ sở.

Trong những trường hợp như vậy, nếu ngân hàng sử dụng phương pháp phân tích tình huống sẽ khắc phục được những nhược điểm của phương pháp phân tích độ nhạy.

Phương pháp phân tích tình huống đánh giá kết quả dự án trong một số trường hợp với những điều kiện nhất định của các yếu tố xác định dự án và tiến hành phân tích phân phối xác xuất của chỉ tiêu được lựa chọn.

Trong tương lai, khi Chi nhánh có cơ sở dữ liệu phong phú, hệ thống máy tính với phần mềm hiện đại có thể áp dụng thêm phương pháp phân tích mô phỏng Monte Carlo. Theo phương pháp này sẽ phân tích kết quả dự án dưới tác động đồng thời của các nhân tố có tính tới phân bố xác suất và phạm vi khác nhau có giá trị có thể của các biến số nhân tố đó.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dựán đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Đầu từ& Phát triển Bắc Hà Nội (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w