Thực trạng về hiện đại hoá công nhgệ trong thanhtoán

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội (Trang 69 - 73)

II Các chỉ tiêu phục vụ quản trị điều hành

3. Uỷ nhiệm thu 4 Thư T.D

4.3.4- Thực trạng về hiện đại hoá công nhgệ trong thanhtoán

Các quy trình nghiệp vụ, các thao tác nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng là nhân tố trực tiếp thể hiện trình độ công nghệ thông tin của ngân hàng, là cái mà khách hàng có thể đánh giá ngay lập tức khi sử dụng dịch vụ TTKDTM của ngân hàng, Vì thế, ngân hàng luôn phải quan tâm đến các nhân tố này, làm sao

để quy trình nghiệp vụ đơn giản nhất, tiết kiệm thời gian nhiều nhất, tạo sự tiện lợi nhất cho khách hàng và cả ngân hàng khi tham gia thanh toán qua ngân hàng.

Trình độ công nghệ thông tin còn thể hiện ở trình độ công nghệ khoa học kỹ thuật phục vụ hoạt động thanh toán của ngân hàng. Đó là hệ thống máy móc, thiết bị là các phần mềm, các chương trình tin học ứng dụng trong hoạt động thanh toán. Khi ứng dụng khoa học công nghệ sẽ làm cho qua trình thanh toán diễn ra nhanh hơn, phạm vi thanh toán không bị giới hạn bởi không gian, thời gian.

Các yếu tố trên được cải cách đồng bộ: thiết bị, kỹ thuật thanh toán hiện đại, tiên tiến sẽ tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán qua ngân hàng mở rộng và phát triển .

Hiện nay, công nghệ ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Quang Trung nói riêng còn lạc hậu so với các nước trên thế giới, Điều này ảnh hưởng đến tốc độ tính chính xác trong xử lý nghiệp vụ ngân hàng trong đó có nghiệp vụ TTKDTM. Do vậy, hiện đại hoá công nghệ thanh toán là vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai của ngân hàng.

Như đã nói ở trên, ở ngân hàng ĐT&PT hiện nay sử dụng 3 phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng, trong đó hai phương thức chủ đạo là chuyển tiền điện tử và thanh toán bù trừ. Hệ thống thanh toán bù trừ làm mất nhiều thười gian của khách hàng. Nếu khách hàng lập thanh toán trước giờ đi thanh toán bù trừ trong ngày thì cũng phỉ chờ đến gờ đi thanh toán bù trừ, cán bộ giao nhận chứng từ, sau đó người thu hưởng mới nhận được tiền. Nếu lệnh thanh toán được lập sau giờ đi thanh toán bù trừ thì phải chờ đến ngày hôm sau mới thực hiện được. Phương thức này gây ứ đọng vốn cho khách hàng. Rõ ràng, cá nhân có thể chờ đợi được, nhưng đối với các doanh nghiệp lớn, đòi hỏi hoạt động thanh toán phải nhanh chóng chính xác thì nó ảnh hưởng đến hoạt đông sản xuất kinh doanh của họ, hình thức thanh toán này gây nhiều khó chịu.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện chuyển tiền điện tử đã là một bước tiến đáng kể để đẩy mạnh tốc độ thanh toán nhưng vẫn gặp hạn chế về

phạm vi thanh toán. Phương thức thanh toán này chỉ được thực hiện trong cùng hệ thống. Những món thanh toán được thực hiện giữa ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Quang Trung với một ngân hàng khác hệ thống, khác địa bàn thì trước hết ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Quang Trung (ngân hàng A) phải thanh toán chuyển tiền điện tử đến một ngân hàng cùng hệ thống ngân hàng B. Quá trình thanh toán cũng phải kéo dài một đến hai ngày mới hoàn tất được.

Ngoài ra, nền tảng kỹ thuật viễn thông của Việt Nam trong thời gian qua đã cải tiến nhanh chóng nhưng chưa đồng bộ và thiếu thống nhất trong đầu tư kỹ thuật nên có những hạn chế trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào đổi mới nghiệp vụ ngân hàng. Hiện đại hệ thống chuyển tiền điện tử của ngân hàng đang sử dụng đường truyền qua kênh điện thoại, chưa sử dụng kênh thuê bao riêng. Tuy nhiên, bưu điện chưa đáp ứng được, không phải lúc nào cũng truyền nhận được, có những lúc đang thực hiện truyền nhận thì đường truyền mất tín hiệu, điều này hay xảy ra vào cuối ngày với việc lập báo cáo và đối chiếu, do đó có ngày không thực hiện được việc đối chiếu theo quy định, phải chờ ngày hôm sau gây chậm trễ cho khách hàng.

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng ra đời đã khắc phục được nhiều hạn chế đó. Đây là hệ thống thanh toán điện tử Online trực tuyến kết nối các hội sở chính, các chi nhánh NHTM thành viên với trung tâm thanh toán Quốc Gia do NHNN quản lý, tạo luồng thông tin thông suốt đảm bảo chính xác, nhanh chóng không bị dán đoạn ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ gói gọn trong phạm vi 5 tỉnh thành phố lớn đại diện cho các vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Vì vậy ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Quang Trung vẫn chưa thể tham gia được. Hy vọng tương lai hệ thống sẽ được mở rộng phạm vi hơn nữa.

Ta biết rằng, một nguyên nhân quan trọng làm hạn chế số lượng khách hàng của Séc là phạm vi thanh toán Séc. Thực tế các nước trên thế giới cho thấy rằng để triển khai thanh toán Séc trong toàn quốc phải có cơ sở vật chất trang bị đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu rất cao với việc thành lập trung tâm thanh toán bù

trừ Séc. Theo thông lệ quốc tế thì người thu hưởng gửi Séc đến nơi mình mở tài khoản để nhờ thu và Séc được ngân hàng thu hộ xuất trình với ngân hàng ký phát thông qua hệ thống bù trừ Séc. Tại trung tâm thanh toán bù trừ, Séc được đọc qua máy và phân loại theo từng ngân hàng và được tính toán cân đối giữa số phải thu, phải trả cho từng ngân hàng, sau đó Séc gửi tới ngân hàng của người ký phát để ghi Nợ tài khoản người ký phát Séc. Tại Việt Nam hiện nay chưa có trung tâm thanh toán bù trừ Séc. Vì thế Séc được thanh toán trong cùng ngân hàng hoặc trong cùng địa bàn, thông qua phương thức thanh toán bù trừ, Séc quay về Ngân hàng của người ký phát, Ngân hàng của người ký phát kiểm tra các yếu tố trên tờ Séc (đặc biệt là chữ ký, con dấu người ký phát) kiểm tra các yếu tố trên tờ định thanh toán. Nếu việc thanh toán vượt ra khỏi địa bản thì rất khó chuyển về Ngân hàng người ký phát để kiểm tra. Vì thế Séc không thể vượt ra khỏi địa bàn được. Đây là một hạn chế về mặt công nghệ cần được khắc phục.

Thẻ Ngân hàng phải dựa trên cơ sở công nghệ ngân hàng hiện đại có tính bảo mật cao. Do vậy đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên, sản phẩm thẻ nội địa có tính bảo mật cao. Do vậy đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên, sản phẩm thẻ nội địa ở các NHTM nước ta vẫn còn bất cập về tính liên kết trong thanh toán. Mỗi ngân hàng phát hành thẻ có riêng các thể lệ, quy tắc thanh toán, những tiện ích dịch vụ và mạng lưới thanh toán riêng. Kết quả là thẻ do NHTM khác nhau phát hành không thể thanh toán lẫn nhau. Thẻ ATM do ngân hàng Đầu tư phát hành không thẻ rút tiền ở máy ATM của ngân hàng Công thương được, Điều này gây ra sự lãng phí, gây áp lực chi phí cho ngân hàng phát hành. Ngoài ra, lĩnh vực Thẻ thanh toán phải nhập khẩu từ các quốc gia có nền công nghiệp Thẻ tiên tiến. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay chưa có một tổ chức độc lập đứng ra để thực hiện quản lý, vận hành và kết nối mạng thanh toán Thẻ giữa các NHTM thực hiện dịch vụ Thẻ thanh toán cũng như cung cấp các dịch vụ chọn gói liên quan đến hoạt động thanh toán, gia tăng chi phí, gây ngần ngại cho các ngân hàng Quốc tế khi bước vào thanh toán Thẻ ở Việt Nam .

Về chủ quan, do nguồn vốn của ngân hàng còn hạn chế, việc trang bị máy móc thiết bị tại ngân hàng chủ yếu do ngân hàng ĐT&PT Việt Nam cấp, ngân hàng chưa thể tự mua sắm được các thiết bị còn thiếu, chưa đáp ứng được đủ nhu cầu, chỉ mới trang bị cho hội sở, còn các ngân hàng loại 4, các phòng giao dịch còn thiếu, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán cả tất cả các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w