Phát triển Marketing ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây (Trang 58 - 60)

TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN HOÀI ĐỨC TỈNH HÀ TÂY

3.2.2 Phát triển Marketing ngân hàng

Hiện nay hoạt động Marketing ở chi nhánh vẫn còn rất nhiều hạn chế.Hiện tại thì chi nhánh chưa có phòng Marketinh độc lập chuyên nắm bắt nhu cầu thị trường làm cơ sở phát triển chính sách, giải páhp linh hoạt đáp ứng nhu cầu khách hàng và mục tiêu thương mại của chi nhánh. Ngân hàng cần lập ra một phòng Marketing để nhanh chóng tìm hiểu thị trường và đưa ra những hình thức quảng bá và khuyếch trương hình ảnh của ngân hàng là rất cần thiết trong xu thế cạnh tranh toàn cầu hoá

Người dân nước ta vốn có tâm lí thích dùng tiền mặt nên hiện nay lượng khách hàng mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng còn chưa phổ biến. Để xoá được tâm lí đó cần phải có phòng marketing để giúp người dân hiểu biết hơn về các thuận lợi trong hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Khi mà thu nhập của người dân ngày càng cao thì nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân

hang càng cao.Làm thế nào để thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch và mở tài khoản là nhiệm vụ quan trọng của công tác tuyên truyền quảng cáo ở ngân hàng. Ngân hàng có thể tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, thường xuyên cung cấp cho khách hàng tiềm năng giá cả của chương trình bốc thăm, quay số trúng thưởng trên các số hiệu tài khoản của khách hàng nhằm tạo động lực vật chất để thu hút khách hàng

Ai cũng biết thói quen thanh toán bằng toán bằng tiền mặt của người dân Việt Nam hiện nay đang là thách thức thực sự to lớn đối với mục tiêu giảm thiểu tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế. Việc thay đổi thói quen này thật không dễ. Trước hết với đối tượng có thu nhập khá, chủ yếu là thị dân, rất cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền song hành với việc đa dạng hoá, tiện ích hoá các công cụ thanh toán. Việc này trách nhiệm chính thuộc công tác tuyên truyền tiếp thị của ngân hàng. Đ ầu tư tạo dựng thiết bị công cụ như mạng, máy ATM, điểm POS, thẻ…sẽ kém hiệu quả nếu không kích hoạt được nhu cầu sử dụng các công cụ đó của các tầng lớp nhân dân

Đối tượng thứ hai rất cần được vận động sử dụng công cụ TTKDTM là người ăn lương. Đặc biệt là việc phối hợp với các sở Lao động - thương binh và xã hội thực hiện việc chi trả tiền lương hưu qua thẻ thanh toán. Dịch vụ chi trả tiền lương qua thẻ còn được thực hiện đối với đối tượng là công nhân viên tại các khu công nghiệp, các công ty, nhưng chưa phổ biến. Riêng khối viên chức Nhà nước, điều kiện để trả lương qua thẻ rất dễ thực hiện, nhưng lại chưa thực hiện được như mong muốn, vì đa số viên chức Nhà nước lương thấp nên chưa sẵn sàng. Ngân hàng rất cần đa dạng hoá chức năng của thẻ thanh toán loại n ày, như thanh toán tiền điện, tiền nước, điện thoại…và cả chức năng tín dụng thấu chi, vay tiêu dùng… để tăng sức hấp dẫn của thẻ, kích hoạt nhu cầu sử dụng thẻ

Đối tượng doanh nghiệp có vị trí rất quan trọng đối với mục tiêu giảm thiểu tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế quốc

dân. Tại sao lại không thể là 100% các khoản thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau được thực hiện qua tài khoản tại ngân hàng thay vì phải vận chuyển hàng bao tải tiền mặt, vừa tốn kém, lại không an toàn. Và làm gương cho văn hoá TTKDTM phải là các chi tiêu từ ngân sách và các dịch vụ công.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w