Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình (Trang 65 - 72)

Chi nhánh ngân hàng CT Ba Đình là một tổ chức tín dụng trực thuộc hệ thống NHCT Việt Nam do vậy hoạt động của chi nhánh chịu ảnh hưởng trực tiếp của NHCTTW và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Do vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả cho vay nói riêng của Chi nhánh, em xin được đưa ra một số kiến nghị như sau:

3.3.1 Đối với NHCT TW

Về phân cấp quản lý

NHCTTW nên có chủ trương khuyến khích nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung, hiệu quả cho vay nói riêng với từng chi nhánh. Trong hoạt động

cho vay, thực hiện phân loại và đánh giá tiềm lực và khả năng của từng chi nhánh một cách cụ thể hơn qua đó đưa ra các hạn mức cho vay với từng chi nhánh một cách chính xác và hợp lí.

Theo đó, Qua đánh giá chung về hiệu quả cho vay của chi nhánh NHCT Ba Đình có thể thấy, Chi nhánh hoàn toàn có thể mở rộng hơn nữa qui mô cho vay mà vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Do vậy, đề nghị NHCTTW tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh nâng cao hạn mức dư nợ hàng năm, nhằm đưa tỉ lệ dư nợ trên vốn huy động của Chi nhánh tăng lên, qua đó đạt hiệu quả cao hơn và thu được lợi nhuận lớn hơn.

Về chính sách tín dụng

Xuất phát từ những hạn chế trong chính sách tín dụng hiện nay, đề nghị NHCTVN hoàn thiện chính sách tín dụng theo hướng hợp lý hoá và cụ thể hoá nhằm phát huy tính hiệu quả trong việc định hướng cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng của toàn hệ thống.

Chính sách tín dụng mới cần có những định hướng cụ thể trong các chính sách như: chính sách khách hàng, chính sách qui mô và giới hạn tín dụng, chính sách lãi suất, chính sách đảm bảo tiên vay.v.v.. nhằm tạo ra một khuôn khổ chung cho các đơn vị định hướng thực hiện.

- Chính sách khách hàng: phải định hướng cụ thể những nhóm khách hàng là đối tượng ưu tiên của Ngân hàng và kem theo các ưu tiên cụ thể phù hợp với chiến lược danh mục đầu tư của Chi nhánh trong từng thời kỳ.

- Chính sách qui mô và giới hạn tín dụng : cần phải thiết lập một hệ thống chấm điểm tín dụng hoàn thiện nhằm xác định rủi ro với từng nhóm khách hàng từ đó giúp cán bộ tín dụng có cơ sở và chủ động hơn trong việc xác định qui mô và giới hạn tín dụng cho tưng nhóm khách hàng.

- Chính sách lãi suất: bên cạnh việc xác định công thức tính lãi suẩt,

chính sách lãi suất phải được xây dựng một cách linh hoạt để các đơn vị lấy đó làm căn cứ kết hợp với thực trạng tại đơn vị để tính toán mức lãi suất hợp lý.

- Chính sách đảm bảo tiền vay: Cần phải thiết lập những qui định rõ ràng hơn trong vấn đề đảm bảo tiền vay bên cạnh các qui định mang tính hướng dẫn. Các qui định này phải có sự kết hợp giữa các yêu cầu về pháp lý với chính sách cho vay riêng của ngân hàng, nhằm giúp cán bộ nắm vững hơn về các yêu cầu trong đảm bảo tiền vay.

Về qui trình cho vay

Cần hoàn thiện hơn nữa Qui trình cho vay theo hướng cụ thể và chuẩn xác nhằm làm cơ sở hướng dẫn cho cán bộ tín dụng trong tác nghiệp. Bên cạnh Qui định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHCT Việt Nam,

NHCT Việt nam cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa về thực hiện qui trình cho vay, qui trình áp dụng cho từng loại hình cho vay. Một giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình cho vay là Thiết lập giới hạn tín dụng.

Việc xây dựng GHTD sẽ góp phần hạn chế các rủi ro trong hoạt động cho vay của Chi nhánh như: cơ cấu danh mục cho vay bất hợp lý, tỉ lệ đảm bảo an toàn chưa cao, và những bất cập trong quy trình cho vay .

Xác định GHTD là một bước không thể thiếu trong qui trình cho vay của các ngân hàng trên thế giới, nhưng cho đến nay, nó vẫn chưa được áp dụng phổ biến và hiệu quả ở các NHTM trong nước.

GHTD của một khách hàng là tổng mức dư nợ tín dụng tối đa mà NH có thể chấp nhận giao dịch đối với khách hàng đó trong một thời kỳ xác định ( thường là một năm ).

Tuy nhiên tuỳ diễn biến thị trường và biến động của doanh nghiệp, GHTD có thể đuợc điều chỉnh.

Tổng mức dư nợ tín dụng đề cập trong GHTD gồm: dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh và L/c miễn kí quĩ, cho vay chiết khấu, cho vay thấu chi.

Từ GHTD tổng thể, các hạn mức sẽ được thiết lập. Bao gồm: - Hạn mức cho vay

- Hạn mức bảo lãnh

- Hạn mức mở L/c miễn kí quĩ - Hạn mức chiết khấu

Ý nghĩa và mục tiêu

Việc áp dụng giới hạn tín dụng nhằm hướng hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế.

Trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp, nói chung có hai lọai cấp độ rủi ro chính: rủi ro tổng thể của khách hàng và rủi ro của bản thân các giao dịch cụ thể.

- Rủi ro tổng thể được hiểu là doanh nghiệp thua lỗ, mất khả năng trả nợ. - Rủi ro giao dịch được hiểu là giao dịch đó không có hiệu quả

Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện rất nhiều giao dịch. Rủi ro của một giao dịch không nhất thiết dẫn đến rủi ro của hệ thống ; nhưng nếu xảy ra rủi ro hệ thống thì mọi giao dịch sẽ chịu rủi ro.

Phạm vi khống chế của GHTD là rủi ro tổng thể, chứ chưa đề cập đến các rủi ro giao dịch . Do vậy, mỗi lần cấp một khoản tín dụng cụ thể nào đó , cán bộ tín dụng vẫn phải đánh giá những rủi ro đặc thù của lần giao dịch đó. Tuy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhiên, GHTD sẽ giúp cán bộ tín dụng không phải lặp lại việc đánh giá rủi ro tổng thể của khách hàng.

Về mặt quản lý, GHTD có ý nghĩa sau:

- Quản lý rủi ro tổng thể đối với một khách hàng: trước đây, mỗi phòng ban nghiệp vụ tự đánh giá rủi ro khách hàng riêng rẽ để cung cấo loại dịch vụ mà phòng ban mình được phân công, do đó thông tin về một khách hàng bị phân tán.

Về thực chất, mọi loại nghiệp vụ đều có thể đem lại rủi ro mất vốn cho ngân hàng. Việc từng phòng ban đánh giá rủi ro riêng rẽ sẽ không đựợc tổng hợp, gây ra sự lãng phí nguồn lực và hiệu quả không cao.

- Mở rộng quyền tự chủ của chi nhánh trong hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu linh hoạt của khách hàng.

Trong GHTD, chi nhánh được chủ động xác định trứơc mức có thể giao dịch với kháh hàng theo đánh giá của bản thân chi nhánh, không phụ thụôc vào việc khách hàng có đề nghị chính thức hay không. Sau khi xác định ,những GHTD vuợt thẩm quyền chhi nhánh trình trung ương phê duyệt. Trên cơ sở đó chi nhánh hoàn toàn chủ động tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, kể cả việc chủ động từ chối các khách hàng không bảo đảm chất lượng.

- Mặt khác việc áp dụng GHTD còn cho phép ngân hàng quản lý một cách chủ động danh mục cho vay. GHTD cho mỗi doanh nghiệp sẽ đước xác định theo định hướng chiến lược quản lý danh mục đầu tư của chi nhánh.Theo đó, với cùng mức rủi ro các ngành nghề thụôc lĩnh vực khuyến khích mở rộng sẽ có giới hạn lớn hơn và ngược lại các ngành thuộc lĩnh vực hạn chế sẽ có giới hạn thấp hơn.

Mục tiêu của xác định GHTD là đánh gía mức độ rủi ro của khách

hàng( rủi ro tổng thể ) trên cơ sở phân tích toàn diện các khía cạnh sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng. Do vậy, qui trình xác định GHTD gồm:

a), Đánh giá rủi ro của khách hàng

Việc đánh giá rủi ro là 1 phần trong qui trình quản trị rủi ro . Để đánh giá rủi ro , cần phải thông qua hai bước:

- Một là, xác định các nguy cơ rủi ro của khách hàng

Các nguy cơ rủi ro mà một doanh nghiệp có thể gặp phải đó là: Rủi ro hoạt động

Rủi ro tài chính Rủi ro quản lý

Rủi ro thị trường, ngành Rủi ro chính sách

Có rất nhìêu yếu tố có thể gây ra rủi ro đối với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, một doanh nghiệp thường không gặp phải tất cả các nguy cơ rủi ro mà chỉ có một số nguy cơ rủi ro chính. Điều quan trọng là phải xác định nguy cơ rủi ro đó là gì.

Việc xác định các nguy cơ rủi ro của ngân hàng được thực hiện thông qua các kỹ thuật phân tích tổng hợp tình hình doanh nghiệp: phân tích định tính, phân tích chỉ số tài chính, phân tích và dự báo dòng tiền.

Nội dung của phân tích doanh nghiệp bao gồm: phân tích môi trường kinh doanh, phân tích ngành hàng, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. - Hai là, đánh giá mức độ rủi ro

Các nguy cơ rủi ro đã được xác định ở bước trên sẽ được đánh giá mức độ( cao hay thấp). Trên cơ sở đó, tổng hợp để đi đến nhận định về mức độ rủi ro tổng thể của doanh nghiệp trong vòng một năm tiếp theo.

b), Xác định mức GHTD

GHTD được xác định căn cứ vào mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc, doanh nghiệp có mức độ rủi ro càng cao thì GHTD càng thấp. GHTD được xác định theo hai bước: Ứoc tính nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp và điều chỉnh nhu cầu tín dụng phù hợp với mức độ rủi ro.

Một là, ước tính nhu cầu tín dụng: sử dụng các phương pháp như:

- Dựa vào mức trung bình giao dịch trong quá khứ ( hoặc GHTD trong quá khứ), có tính đến xu hướng trong tương lai.

- Sử dụng mô hình dòng tiền để ước tính nhu cầu tín dụng.

Hai là, điều chỉnh nhu cầu tín dụng để xác định GHTD đối với khách hàng

Những căn cứ để xác định GHTD: - Mức độ rủi ro của khách hàng - Quy mô của khách hàng

- Chiến lược quản lý danh mục đầu tư của ngân hàng

Xuất phát từ các hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động cho vay của Chi nhánh, việc xác định GHTD cho từng khách hàng doanh nghiệp là rất cần thiết nhằm hạn chế rủi ro tổng thể, nâng cao hiệu quả cho vay đáp ứng chiến lược quản lý danh mục đầu tư của Chi nhánh.

Về Nhân sự

NHCT Việt Nam cần thực hiện tốt hơn nữa các chính sách về nhân sự nhằm nâng cao chất lượng nhân sự như tuyển chọn, đào tạo cán, khen thưởng kịp thời, rõ ràng để tạo động lực và cạnh tranh cho cán bộ nhân viên Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng thời cần cho phép các chi nhánh chủ động hơn trong công tác tuyển chọn cán bộ, đặc biệt là chế độ lương, thưởng, phạt.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình (Trang 65 - 72)