Một là: Đất nước phải đối mặt với thiên tai hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh. Bên cạnh đó là giá xăng dầu, giá vàng đều tăng kỷ lục, đẩy giá cả của các mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống của nhân dân tăng cao, giá nguyên vật liệu đầu vào cho các doanh nghiệp cũng lên…Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nhất trong những năm vừa qua. Tất cả những điều đó gây nên khó khăn đối với đời sống của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sự khó khăn này làm cho nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và tại các doanh nghiệp bị giảm sút nghiêm trọng.
Hai là : Cục Dự trữ liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất cơ bản lên mức hiện tại là 5,25%, lãi suất trên thị trường tiền tệ quốc tế và thị trường trong nước liên tục tăng cao. Các NHTM cổ phần đưa ra nhiều sản phẩm mới với hình thức huy động hết sức đa dạng, hấp dẫn. Lãi suất huy động ngày càng được các NHTM cổ phần đẩy lên cao, điều này gây khó khăn đối với NHTM Nhà nước như Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội, bởi vì các NHTM Cổ phần rất có tiềm lực về tài chính, bên cạnh đó không chịu nhiều sự ràng buộc về chính sách của nhà nước như các NHTM Nhà nước. Chính vì điều đó làm cho tình hình cạnh tranh giữa các NHTM trong và ngoài quốc doanh với nhau hết sức căng thẳng.
Ba là: Chính phủ phê duyệt lộ trình và chỉ đạo các Bộ, Ngành, Tổng Công ty đẩy mạnh tiến trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, đã thu hút vốn từ dân cư khi họ tập trung nguồn tiền để mua cổ phiếu của các doanh nghiệp. Chính điều đó làm hạn chế dòng tiền gửi vào ngân hàng. Việc mở rộng đầu tư tín dụng trong giai đoạn chuyển đổi, sắp xếp lại DNNN cũng khó khăn và phức tạp hơn, dẽ xảy ra rủi ro hơn.
Bốn là: Sự bùng nổ của Thị trường Chứng khoán đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và của mọi người dân. Nguồn tiền nhàn rỗi thay vì trước đây gửi vào các ngân hàng để thu lãi, thì hiện nay được đầu tư vào cổ phiếu của các doanh nghiệp. Nhiều nhà đầu tư còn rút tiền gửi từ ngân hàng để đầu tư chứng khoán. Chính điều này làm luồng tiền gửi vào ngân hàng ngày càng bị giảm sút.