Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 65 - 66)

Trong năm 2010, Ngân hàng TMCP Nam Việt xác định tiếp tục theo đuổi mục tiêu chiến lược đã lựa chọn là trở thành ngân hàng thương mại bán lẻ chuẩn mực hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể đạt được mục tiêu chiến lược trong thời gian sớm nhất và với chi phí hợp lý nhất, Ngân hàng TMCP Nam Việt cần thiết phải xác định cho riêng mình chiến lược kinh doanh một cách cụ thể. Trên cơ sở chiến lược kinh doanh chung đã được xác định, các kế hoạch kinh doanh của từng bộ phận như kế hoạch tài chính, kế hoạch Marketing, kế hoạch nhân sự,… được xây dựng và triển khai thực hiện nhưng vẫn đảm bảo tính thống nhất về mục tiêu chiến lược trở thành ngân hàng thương mại bán lẻ chuẩn mực hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa năng – đa lĩnh vực dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên thân thiện và tinh thần trách nhiệm cao.

Các mục tiêu chủ yếu năm 2010 của toàn hệ thống Navibank:

Chỉ tiêu Năm2010

Vốn điều lệ 3000 tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế 350 tỷ đồng

Tổng tài sản 27.000 tỷ đồng

Dư nợ cho vay khách hàng 17.000 tỷ đồng

Huy động tiền gửi khách hàng 18.800 tỷ đồng

Số chi nhánh và phòng giao dịch mới 21

Bên cạnh đó Navibank còn có những định hướng trong giai đoạn 2010-2013 như sau:

Trên cơ sở nhận định các điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức nêu trên, để tận dụng tốt các lợi thế sẵn có như các cổ đông chiến lược có tiềm lực tài chính vững mạnh, mạng lưới kênh phân phối rộng khắp, khả năng am hiểu thị trường trong nước,… để có thể thực hiện thành công mục tiêu chiến lược trở thành Ngân hàng thương mại bán lẻ chuẩn mực hàng đầu Việt Nam, các chiến lược kinh doanh được đề nghị cùng phối hợp thực hiện trong giai đoạn 2010 – 2013 bao gồm:

–Chiến lược thâm nhập thị trường: chiến lược duy trì thị phần hiện tại, tập trung giải quyết vấn đề gia tăng thị phần của Ngân hàng trên các thị trường hiện có. Chiến lược này được thực hiện thông qua kế hoạch quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng,… nhằm gia tăng khả năng nhận biết cũng như tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính của Ngân hàng. Để thực hiện thành công chiến lược này, Ngân hàng dự tính sẽ sử dụng khoảng 10% tổng chi phí quản lý hàng năm của Ngân hàng cho hoạt động chiêu thị.

–Chiến lược phát triển thị trường (mở rộng mạng lưới hoạt động): bên cạnh việc tập trung cho công tác đánh giá, đẩy mạnh hoạt động các kênh phân phối hiện tại nhằm hỗ trợ một các hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh, chiến lược phát triển thị trường tập trung giải quyết vấn đề đa dạng hóa hệ thống kênh phân phối (bao gồm kênh phân phối truyền thống lẫn các kênh phân phối ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại) tại các thị trường mới nhằm đón đầu và chiếm lĩnh thị trường. Tiếp tục phát triển mạng lưới một cách chọn lọc trên các địa bàn trọng điểm đông dân cư, có tiềm năng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ. Dự kiến hàng năm, Ngân hàng sẽ mở mới từ 20 đến 30 điểm giao dịch.

–Chiến lược phát triển sản phẩm: tạo sự khác biệt cho các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng bằng việc ứng dụng công nghệ hiện đại để tăng tính chính xác, an toàn, bảo mật, nhanh chóng trong quá trình giao dịch. Ngân hàng sẽ chủ động đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khảo sát nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để phục vụ cho công tác thiết kế sản phẩm nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ chủ đạo, nổi bật dẫn đầu trong từng nhóm khách hàng. Sản phẩm dịch vụ tài chính của Ngân hàng phải được thiết kế theo hướng mở, đảm bảo tính linh hoạt cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu khác biệt của khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt (Trang 65 - 66)