Đánh giá về thực trạng công tác thẩm định tài chính dư án tại ch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại NHNT Hà Nội (Trang 54 - 59)

nhánh NHNT Hà Nội

2.3.1. Những kết quả đã đạt được

Từ ngày thành lập đến nay, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã không ngừng đổi mới, ngày một lớn mạnh, chiếm được uy tín trên địa bàn. Có được thành quả đó, không thể không kể đến sự đóng góp của công tác thẩm định dự án. Tình hình thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng nhìn chung là tốt và đã đạt được những kết quả sau:

Năm 2007, tổng số dự án đã hoàn thành thẩm định và được phê duyệt đầu tư của các cấp có thẩm quyền là 09 dự án. Tổng số tiền đã được xét duyệt cho vay: 108 tỷ đồng (quy VNĐ).

Trong đó: + số dự án có mức cho vay trên 30 tỷ đồng: 01 dự án + số dự án có mức cho vay nhỏ hơn 10 tỷ đồng: 03 dự án + Số dự án có mức cho vay từ 10tỷ-30tỷ đồng: 5 dự án Tiêu biểu trong đó là các dự án:

- Dự án Bổ sung thiết bị và mở rộng nhà xưởng của Cty CP Dệt 10/10 (số tiền cho vay: 1.320.000 USD).

- Dự án Đầu tư mua sắm vỏ container phục vụ khai thác vận tải của Cty vận tải Biển Đông (số tiền cho vay: 1.987.436 USD).

+ 213.499.000.000 VNĐ + 7.335.000 USD

+ 334.000 EUR

 Tổng dư nợ quy VNĐ: 338.207.000.000

Biểu 2.3.1 Tỷ trọng dư nợ theo loại tiền 2% 35% 63% VND USD EUR

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007)

Bảng 2.3: Dư nợ theo ngành nghề kinh doanh

Ngành Số tiến (triệu đồng) Tỷ trọng (%)

Công nghiệp 179.249,710 53

Xây dựng 94.097,960 28

Biểu 2.3: Tỷ trọng dư nợ theo ngành nghề kinh doanh 28% 19% 53% CN XD khác

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007)

Việc thẩm định dự án đã kết hợp khá chặt chẽ các nội dung như thẩm định phương diện thị trường, phương diện kỹ thuật, khả năng tài chính của doanh nghiệp, thẩm định hiệu quả tài chính, bên cạnh đó thẩm định hiệu quả kinh tế, xã hội cũng được xem xét một cách đầy đủ, cụ thể trong thẩm định dự án. Việc tiến hành thẩm định một cách đầy đủ không những giúp ngân hàng tránh được những rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, nhờ đó uy tín của ngân hàng được nâng lên đáng kể.

Công tác thẩm định trong thời gian qua đã đạt yêu cầu về tính kịp thời. Các dự án mà ngân hàng tiến hành thẩm định được cán bộ thẩm định hoàn thành đúng thời hạn, nhanh chóng trả lời cho phía doanh nghiệp. Việc này làm hài lòng hầu hết các khách hàng và thu hút một lượng lớn dự án về cho ngân hàng trong thời gian qua.

Công tác thẩm định tài chính dự án đã phục vụ kịp thời cho chiến lược kinh doanh. Đồng thời, công tác thẩm định dự án vay vốn cũng góp phần tạo lập sự hoà nhập với quốc tế về công nghệ, thiết bị cho các nhà sản xuất kinh doanh. Qua thẩm định, với khả năng chuyên môn của mình, ngân hàng đã xem xét, tư vấn cho chủ đầu tư lựa chọn công nghệ, thiết bị phù hợp với dự án, với phương châm ưu tiên thiết bị, công nghệ hiện đại, tiên tiến.

Như vậy, có thể thấy Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã rất quan tâm, chú trọng tới công tác thẩm định dự án. Với kết quả thực tế trong những năm qua, công tác thẩm định nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng. Ngân hàng đã cung ứng một lượng vốn lớn cho việc đầu tư phát triển các công trình, dự án, góp phần thúc đẩy kinh tế ở các vùng được tài trợ phát triển. Có được kết quả đó là nhờ vào những cố gắng sau:

- Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã quan tâm tới công tác bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng. Nhận thức sâu sắc rằng con người là nhân tố quan trọng nhất trong việc tiếp thu, vận hành, ứng dụng công nghệ và kĩ năng mới để tạo ra các thay đổi toàn diện trong mọi mặt của hoạt động ngân hàng nên công tác đào tạo, nâng cao trình độ quản trị và kỹ năng thao tác của cán bộ Vietcombank luôn được chú trọng tại ngân hàng. Việc phổ biến và triển khai các văn bản được thực hiện kịp thời và đầy đủ tới từng cán bộ tín dụng. Việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật trong chỉ đạo, điều hành được thực hiện nghiêm túc đúng với quy định đề ra nhằm hạn chế sai sót trong quá trình hoạt động.

Bên cạnh đó Ban lãnh đạo luôn quan tâm nâng cao cơ sở vật chất, trang bị đầy đủ cho phòng kinh doanh (nơi thực hiện các nghiệp vụ tín dụng) các phương

tiện như: điện thoại, máy fax, nối Internet…nhằm tạo điều kiện cho công tác thẩm định được tiến hành một cách nhanh chóng, thuận tiện và chính xác.

- Các dự án, phương án vay vốn trung và dài hạn dần dần được phân tích thẩm định trên nhiều phương diện: thị trường, kinh tế-xã hội, kỹ thuật, tài chính. Các dự án vay vốn vượt mức phán quyết đã được gửi lên Ban Tổng Giám đốc, HĐTD Hội sở để tái thẩm định, giúp cho công tác thẩm định đã dần dần đi vào nề nếp, ngày càng hoàn chỉnh và chính xác hơn. Những dự án xin vay nhờ đó đã được bổ sung, hoàn chỉnh trên nhiều giác độ. Nhiều dự án sau khi đầu tư đã phát huy hiệu quả đúng như dự kiến, trả nợ tốt.

Phương pháp tính toán trong quá trình thẩm định ngày càng mang tính khoa học, tiến dần đến sự hoà nhập quốc tế về kỹ thuật thẩm định. Nếu như trước đây chỉ tính toán mức sinh lời và nguồn trả nợ của dự án thì hiện nay, các chỉ tiêu điểm hoà vốn, NPV, IRR đã được đưa vào tính toán và được coi là những tiêu thức quan trọng để quyết định có đầu tư hay không.

- Nguồn thông tin được thu thập trong quá trình thẩm định dự án ngày càng phong phú hơn, từ đó căn cứ để phân tích, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án dần chính xác hơn.

Trước đây, nguồn thông tin chủ yếu được thu thập từ khi khách hàng vay vốn. Ngân hàng dựa vào số liệu trên báo cáo quyết toán và số liệu báo cáo của khách hàng để tính toán các chỉ tiêu của mình, kết hợp phỏng vấn khách hàng và khảo sát thực địa, do đó nguồn thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác. Hiện nay, ngoài nguồn thông tin từ khách hàng vay vốn, ngân hàng còn thu thập thông tin từ các tài liệu phân tích thị trường, sách, báo, tạp chí trong và ngoài nước, các bộ luật, các văn bản dưới luật có liên quan, thông tin từ bạn hàng của chủ đầu tư, ý kiến tham gia của các cơ quan chuyên môn và các chuyên gia.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại NHNT Hà Nội (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w