Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ xây dựng Miền Tây (Trang 28 - 31)

Điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là phải có vốn. Vốn cố định là bộ phận thứ nhất có vai trò quan trọng đặc biệt trong toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh. Nó là biểu hiện bằng tiền của giá trị tài sản cố định được sử dụng vào quá trình sản xuất và tái sản xuất. Do vậy để nghiên cứu tình hình sử dụng và quản lý vốn lưu động của Công Ty xây dựng miền Tây ta nghiên cứu cơ cấu vốn theo nguồn hình thành:

+ Vốn do ngân sách nhà nước cấp + Vốn vay dài hạn

+ Vốn tự bổ sung.

Là một doanh nghiệp xây dựng, công ty xây dựng miền Tây có một cơ cấu phân bổ vốn điển hình cho ngành xây dựng, vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn trong

tổng vốn sử dụng vào hoạt động kinh doanh, trong đó tài sản cố định dùng cho sản xuất chiếm tỷ lệ lớn. Để thấy được hiệu quả sử dụng vốn cố định của Nhà máy ta căn cứ vào năng lực hoạt động của tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định như hiệu suất sử dụng tài sản cố định, sức sinh lời của tài sản cố định....

* Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Doanh thu( hoặc doanh thu thuần) trong kì Hiệu suất sử dụng vốn cố định =

VCĐ sử dụng bình quân trong kì

Bảng 11: Hiệu suất sử dụng VCĐ tại Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây

Năm 2003 2004 2005 2006 2007

Hiệu suất sử dụng VCĐ 0.00227 0.00103 0.00194 0.00288 0.00313

Ý nghĩa:

Cứ 1000 đồng vốn cố định được đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 2.27 đồng doanh thu vào năm 2003, 1.03 đồng doanh thu vào năm 2004, 1.94 đồng doanh thu năm 2005, 2.88 đồng doanh thu năm 2006, 3.13 đồng doanh thu năm 2007.

Như vậy, ta có thể thấy rằng hiệu suất sử dụng vốn cố định không ổn định qua các năm. Năm 2004 và năm 2005 hiệu suất sử dụng vốn cố định bị giảm mạnh so với năm 2003, bắt đầu từ năm 2006 tỉ số này mới tăng vượt mức năm 2003. Tuy nhiên, đây là một tín hiệu đáng mừng vì trong những năm gần đây công ty đã sử dụng có hiệu quả vốn cố định * Hàm lượng vốn tài sản cố định: Vốn sử dụng bình quân trong kì Hàm lượng vốn tài sản cố định = Doanh thu Bảng 12: Hàm lượng tài sản cố định Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Hàm lượng vốn TSCĐ 441.2 937.4 516.5 346.7 319.9

Ý nghĩa:

Để tạo ra 1 đơn vị doanh thu cần sử dụng 441.2 đồng vốn tài sản cố định năm 2003, và 937.4 đồng năm 2004, 516.5 đồng năm 2005, 346.7 đồng năm 2006, 319.9 đồng năm 2007.

Nhìn vào bảng trên ta thấy công ty hoạt động ngày càng hiệu quả. Năm 2004 là năm đánh dấu hoạt động yếu kém nhất của công ty. Phải mất tới 937.4 đồng vốn tài sản cố định mới có thể tạo ra một đồng doanh thu. Các năm sau đó tỷ lệ này giảm xuống rất mạnh. Điều này đạt được là do ban lãnh đạo công ty đã có những chính sách tài chính hiệu quả nhằm đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để cụ thể hơn, có thể nhìn vào biểu đồ dưới đây

biểu đồ biểu thị hàm lượng vốn, tài sản cố định

441.2 937.4 516.5 346.7 319.9 2003 2004 2005 2006 2007 0 500 1000 1500 2000 2500 năm h àm l ư n g v n , T S C Đ Hàm lượng vốn TSCĐ Biểu đồ 7: Hàm lượng vốn, TSCĐ * Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Lợi nhuận ròng( lợi nhuận sau thuế) Hiệu quả sử dụng VCĐ =

VCĐ sử dụng bình quân trong kì

Bảng 13: Hiệu quả sử dụng VCĐ

Hiệu quả sử dụng VCĐ 0.0052 0.00269 0.00879 0.0131 0.0128 Ý nghĩa:

Như vậy cứ 1 đồng vốn cố định thì sẽ tạo ra được 0.0052đồng lợi nhuận năm 2003. Tỷ lệ này ngày càng tăng mạnh và tới năm 2007 thì 1 đồng vốn cố định đã tạo ra được 0.0128 đồng lợi nhuận ròng.

Như vậy ta có thể thấy tuy Công ty kinh doanh có hiệu quả nhưng hiệu quả chưa cao, mặt khác công ty vẫn chưa sử dụng hết hiệu quả đồng vốn cố định bỏ ra. Có thể nói 3 năm gần đây việc quản lý và sử dụng vốn cố định ở Công ty là tương đối tốt, đặc biệt là năm 2007, đó là kết quả của việc đầu tư có hiệu quả cho công nghệ sản xuất mới, cải tiến tổ chức sản xuất hợp lý, hoàn chỉnh cơ cấu tài sản cố định, hoàn thiện những khâu yếu hoặc lạc hậu của quy trình công nghệ.

Nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đang có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty nói riêng, hiệu quản sử dụng vốn nói chung, công ty cần phải quan tâm đến công tác quản lý bảo toàn vốn cố định và đầu tư đổi mới tài sản cố định của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ xây dựng Miền Tây (Trang 28 - 31)