MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng việc làm và thu nhập người dân xã Hương Chữ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 57 - 59)

Tạo việc làm , tăng thu nhập cho người lao động nói chung người lao động nông thôn nói riêng là một nhiệm vụ hàng đầu của các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương.

Trên phương diện vĩ mô, để giải quyết triệt để và hiệu quả việc làm cho khu vực nông thôn và nông dân cần quan tâm tới những khía cạnh sau:

 Thứ nhất, thay đổi nhận thức của người nông dân về việc làm, thu nhập. Sở dĩ cần có sự thay đổi này là vì, hiện nay quan niệm của người nông dân về việc làm rất máy móc, tính hiệu quả của công việc chưa được quan tâm đúng mức. Họ chưa hiểu rằng, việc làm không đơn thuần là tạo ra các sản phẩm hiện vật thiết yếu phục vụ trực tiếp các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của họ, mà việc làm phải được lượng hoá thành thu nhập về mặt giá trị, phải được tính toán trên cơ sở hiệu quả kinh tế có hoạch toán đầu vào, đầu ra và lấy nhu cầu xã hội làm đối tượng hướng tới, nghĩa là người nông dân phải thấy được việc làm của họ là nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội đang được phản ánh thông qua thị trường và thông qua việc làm đó, họ có được thu nhập chính đáng và xứng đáng đối với phần công sức họ đã bỏ ra. Trên cơ sở đó, từng bước loại bỏ nếp nghĩ cố hữu (rằng đã là nông dân thì phải gắn với công việc nhà nông, ruộng quen trồng lúa thì không thể trồng cây khác v.v...) và hình thành tư duy phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường trong tiềm thức từng người nông dân. Mỗi người nông dân cần phải nghĩ là trồng cây gì, nuôi con gì có thể đem lại thu nhập cao nhất cho họ, chứ không phải trồng những cây, những con phục vụ nhu cầu tiêu dùng của mình.

Để cải thiện nếp nghĩ của người nông dân, bên cạnh việc tiếp tục nâng cao trình độ dân trí thông qua các phương tiện truyền thông, các chương trình phổ cập giáo dục quốc gia, cần thiết phải tổ chức thường xuyên, liên tục các chương trình tập huấn cả về kỹ thuật sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, đồng thời với những chương trình tư vấn các mô hình, phương thức phát triển kinh tế và hỗ trợ các khoá đào tạo kỹ năng, kiến thức kinh tế ứng dụng cơ bản.

hoặc thất nghiệp là do những hạn chế từ chính bản thân họ - hạn chế về nhận thức, trình độ nghề nghiệp, kỹ năng lao động, tác phong lao động... Thực tế cho thấy, kinh tế đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới đã và đang đem lại nhiều cơ hội việc làm cho mọi đối tượng trong đó có nông dân. Nhưng với những hạn chế của người nông dân cùng với những điều kiện khách quan khác, họ không thể hoặc chưa thể tiếp cận được với cơ hội việc làm mới, và những hạn chế này đang là rào cản lớn trên con đường mưu sinh của hàng triệu nông dân trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cần chú trọng tới việc phân loại đối tượng tham gia quá trình đào tạo, tư vấn cho phù hợp, hiệu quả. Cần xác định những mục tiêu cụ thể: đối tượng nào cần được tư vấn? Đối tượng nào cần được đào tạo cơ bản? Đối tượng nào có thể chuyển giao công nghệ v.v..?

Phát triển đa dạng các loại hình nghề nghiệp trên địa bàn các khu vực nông thôn thông qua các chương trình đào tạo nghề ngắn hạn có kế hoạch để những đối tượng được đào tạo nghề có thể tự mình phát triển hoặc phát triển nghề nghiệp thông qua các tổ chức hội nghề nghiệp. Tăng cường hơn nữa sự phối, kết hợp giữa các cơ sở đào tạo nghề, các tổ chức hội, đoàn thể và chính quyền các cấp.

Để tạo việc làm một cách bền vững và phát triển mạnh thị trường xuất khẩu lao động, chiến lược đào tạo của quốc gia cần có sự định hướng rõ ràng ngay từ cấp trung học. Trên cơ sở chiến lược phát triển quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những định hướng đào tạo nghề cho học sinh ngay từ bậc trung học: khoảng 1/3 số học sinh phổ thông trung học sẽ tiếp tục học lên Cao đẳng, Đại học; 1/3 đào tạo nghề theo các mô hình công nhân kỹ thuật cao, số này sẽ cung cấp lao động cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và phục vụ xuất khẩu và 1/3 còn lại sẽ được đào tạo nghề kỹ thuật cơ bản, nghề thủ công truyền thống, số này có thể đáp ứng được lực lượng lao động cho khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc chính họ cũng có thể tự tạo công việc cho mình bằng việc thành lập hệ thống các cửa hàng dịch vụ nhỏ lẻ.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng việc làm và thu nhập người dân xã Hương Chữ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 57 - 59)