Truyền số liệu là một loại hình rất phổ biến trong thời đại thông tin hiện nay. Đó là một trong các loại hình dịch vụ viễn thông và được thực hiện trên một số mạng khác nhaunhư: Mạng số liệu chuyển mạch gói, mạng số liệu chuyển mạch kênh, mạng điện thoại côngcộng, hay đơn giản là các mạng máy tính (LAN, MAN, WAN), các mạng thuê riêng, …
Mạng số liệu công cộng chuyển mạch kênh - CSPDN (Circuited
Switched Public Data Network): Được đưa vào sử dụng từ những năm 1980. Đây là mạng hoàn toàn số và được thiết kế riêng cho truyền thông số liệu. Thường có bốn tốc độ truyền cơ bản là: 600, 2400, 4800 và 9600 bps, có thể lựa chọn một trong bốn tốc độ này. Kênh truyền sẽ được duy trì trong suốt thời gian truyền.
Mạng số liệu công cộng chuyển mạch gói - PSPDN (Packet
Switched Public Data Network): Được sử dụng khắp thế giới từ những năm 1970. Mạng này cho phép các đầu cuối có tốc độ bit khác nhau và người sử dụng có thể thâm nhập một số cơ sở dữ liệu lớn trên khắp thế giới. Hầu hết các mạng truyền số liệu trên thế giới đều là chuyển đổi gói.
Mạng điện thoại công cộng - PSTN (Public Switched Telephone
Network): Do các đường dây điện thoại chỉ dùng để truyền các tín hiệu âm thanh với dải tần 0,3 –> 3.4 KHz nên muốn truyền số liệu thì phải sử dụng Modem là các thiết bị điều chế và giải điều chế tín hiệu truyền dữ liệu lên tín hiệu âm thanh thoại và ngược lại.
Ngoài ra, việc truyền số liệu còn được thực hiện thông qua một số mạng khác như đã liệt kê ở trên, trong đó việc truyền số liệu qua mạng máy tính, mạng Internet đang phát triển rất mạnh mẽ. Chúng ta sẽ nghiên cứu về các mạng này ở phần sau.
Khi thực hiện truyền số liệu trên mạng, người sử dụng đòi hỏi một số yêu cầu như: chất lượng truyền, tốc độ, vấn đề an toàn và bảo mật thông tin… Để đạt được điều này, dữ liệu truyền phải được mã hóa và xử lý tuân theo các thể thức nhất định nào đó.