KẾT LUẬN CHUNG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỒ ÁN

Một phần của tài liệu Giao thức định tuyến LEACH trong WSN (Trang 58 - 60)

Ngay khi ra đời, mạng cảm biến không dây đã trở thành một trong những đề tài nghiên cứu hấp dẫn nhất trong lĩnh vực viễn thơng bởi WSN có khả năng đáp ứng được rất nhiều ứng dụng trong thực tế, có thể thích ứng linh hoạt, xử lý và khắc phục sự cố khi xảy ra hư hỏng, có chi phí triển khai mạng thấp... Sự ra đời của WSN đã mở ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực cảm biến và thu thập thơng tin, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cuộc sống, cho sản xuất và trong khoa học. Tuy nhiên, cũng giống như các mạng truyền thông khác, mạng cảm biến cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức, một trong những thách thức lớn nhất là nút cảm biến phải hoạt động với nguồn năng lượng giới hạn và không thể nạp lại. Để giải quyết vấn đề này, nhiều hướng nghiên cứu được tiếp cận nhưng đặc biệt quan trọng và mang lại hiệu quả rõ rệt nhất và hướng nghiên cứu tập trung vào thiết kế giao thức định tuyến phù hợp cho WSN.

Trong những giao thức định tuyến phổ biến đang được sử dụng trong mạng cảm biến, các giao thức thuộc nhóm giao thức phân cấp được đánh giá rất cao nhờ tính linh hoạt, có khả năng đáp ứng được yêu cầu mở rộng mạng và kéo dài thời gian sống của mạng. LEACH và PEGASIS là hai giao thức điển hình thuộc nhóm giao thức định tuyến này. LEACH hoạt động dựa trên ý tưởng phân cấp mạng theo cụm thích ứng năng lượng để thu thập và phân phối dữ liệu tới trạm cơ sở. PEGASIS đạt được sự cân bằng trong tiêu thụ năng lượng của nút mạng dựa vào sự hình thành và truyền thơng theo chuỗi. Đồ án này chỉ tập trung nghiên cứu giao thức định tuyến LEACH.

Chương 2 đã trình bày chi tiết về ý tưởng, cơ chế và các pha hoạt động trong LEACH, từ đó, rút ra những đánh giá về hiệu quả sử dụng năng lượng và khả năng ứng dụng của giao thức. Đồng thời, chương này cũng đưa ra hai giao thức cải tiến của LEACH là LEACH-C và LEACH-F.

Để đánh giá phần nào hiệu quả của ba giao thức thuộc nhóm giao thức định tuyến LEACH, chương 3 đã tập trung vào mô phỏng từng giao thức dựa trên công cụ mô phỏng OMNeT++. Đây là một trong những công cụ đang được sử dụng phổ biến nhờ tính linh hoạt và khả năng mơ phỏng những hệ thống phức tạp. Thông qua kết quả của các kịch bản mô phỏng, chương này đã đưa ra một số nhận xét và đánh giá về hiệu quả trong việc tiết kiệm năng lượng tiêu thụ cho các nút cảm biến của từng giao thức. Với kết quả này, cho thấy, giao thức định tuyến LEACH-C là giao thức hiệu quả nhất, tuy nhiên, tùy thuộc vào những ứng dụng mạng cụ thể, LEACH cơ bản và LEACH-F vẫn có thể là sự lựa chọn tối ưu.

Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian thực hiện, đồ án chắc chắn còn một số điểm cịn hạn chế, chưa đào sâu phân tích như các giao thức định tuyến khác đang được sử dụng trong WSN. Hướng phát triển tiếp theo là tập trung nghiên cứu các giao thức này, để có thể phân tích, so sánh và nhận thức đầy đủ về vấn đề định tuyến trong WSN, đặc biệt là giao thức phân cấp PEGASIS được đánh giá là rất hiệu quả.

Một vấn đề khác cần được quan tâm là khả năng di chuyển của nút. Khi đó việc cập nhật thơng tin vị trí của nút chỉ huy và nút cảm biến cũng như truyền thơng tin đó qua mạng có thể tiêu thụ một mức năng lượng đáng kể của các nút. Các giao thức định tuyến mới cần phải xử lý thông tin về độ di chuyển và sự thay đổi cấu hình mạng trong điều kiện hạn chế về năng lượng.

Một phần của tài liệu Giao thức định tuyến LEACH trong WSN (Trang 58 - 60)